clock

SỰ KIỆN

12:02 24-08-2016

DOANH NGHIỆP ĐỨNG TRƯỚC THÁCH THỨC “KHÁC BIỆT HAY CHẾT”

Nhà tư duy chiến lược Michael E. Porter đã từng chia sẻ: “Mục đích thật sự của cạnh tranh là trở nên độc nhất vô nhị, nghĩa là Doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của mình”. Thế nhưng, trong bối cảnh “người khôn của khó”, đối thủ mới ngày càng nhiều, đối thủ cũ mạnh lên thì làm thế nào để tạo được sự khác biệt, để trở nên độc nhất vô nhị là một câu hỏi cân não với các Doanh nghiệp.

CEO của chương trình- Chị LÊ THỊ THẢO- Lãnh đạo, phát triển hệ thống phân phối Tập đoàn NuSkin Enterprises

Gần đây, câu nói “khác biệt hay là chết” dường như đã trở thành một khẩu hiệu của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp càng ngày càng ý thức sâu sắc rằng, chỉ có sự khác biệt mới có thể giúp Doanh nghiệp cạnh tranh và tồn tại được trong bối cảnh hiện nay, mỗi sản phẩm, dịch vụ hay mỗi ý tưởng dù thành công đến đâu thì cũng sẽ đến lúc bị lỗi thời và bị thay thế. Do đó, chỉ có thay đổi, cải thiện để luôn theo kịp xu thế mới, đáp ứng hoặc đi trước cả nhu cầu của khách hàng mới có thể đảm bảo thắng lợi và trụ vững trên thị trường. Bài học thành công của các công ty cà phê Nespressco, hãng hàng không giá rẻ Southwest Airlines và hãng xe tải Paccar tại Mỹ là các ví dụ tiêu biểu của việc doanh nghiệp đã thành công nhờ biết tìm ra sự khác biệt. Cả ba công ty này đều đã phát hiện ra những ‘khoảng trống’ mà các công ty khác bỏ qua hoặc không để ý tới. Nespressco phát minh ra viên nén cà phê tiện lợi mà vẫn sành điệu, hãng sản xuất xe tải hạng nặng Paccar nhằm vào những  người mua xe tải tự doanh với những đặc điểm cá nhân chứ không phải các hãng vận tải lớn. Còn hãng hàng không giá rẻ Southwest Airlines liên tục có lãi trong môi trường khắc nghiệt, nhờ sáng tạo ra một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo mà các hãng khác không thể sao chép được.Tuy nhiên, trên thực tế không phải mọi sự khác biệt đều mang lại thành công cho doanh nghiệp. Trường hợp của Pepsi là một ví dụ. Hãng này từng tung ra sản phẩm Crystal Pepsi với sự khác biệt về độ trong của nước uống. Tuy nhiên, rất tiếc là sự khác biệt này không gây được ấn tượng gì vì người tiêu dùng cho rằng độ trong của nước giải khát, không đem lại lợi ích khác biệt gì cho họ. Tương tự, câu chuyện của Khách sạn Westin Stamford ở Singapore đã từng truyền thông rất mạnh về sự khác biệt của mình là khách sạn cao nhất thế giới, nhưng cũng không thành công, bởi sự khác biệt này không đem lại giá trị gì cho khách thuê phòng..Tại Việt Nam, sự khác biệt luôn là một điểm yếu rất lớn của các doanh nghiệp Việt. Hầu hết các DN của ta luôn rất ngại thay đổi, ngại tìm tòi cái mới. Thậm chí, nhiều DN dù đã ý thức được tầm quan trọng của sự khác biệt nhưng chỉ tiến hành vài ba thay đổi, điểu chỉnh nhỏ lẻ, đơn giản với suy nghĩ có thể tạo nên sự khác biệt. Tất cả những điều này không thể tạo nên sự đột phá, khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trước các đối thủ mạnh hơn. Đặc biệt là các đối thủ đến từ nước ngoài vốn có nhiều tiềm lực, hoạt động bài bản và quyết liệt. Với tình trạng này, chương trình CEO- Chìa khóa thành công phát sóng vào ngày Chủ nhật 28/08/2016 trên kênh VTV1 đã đưa vấn đề “Chiến lược cạnh tranh- Đi tìm sự khác biệt” ra để các doanh nhân, chuyên gia bàn bạc, tìm giải pháp.

Theo đó, chương trình đã đề cập đến vấn đề của một Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối café đóng gói đã có thương hiệu khá uy tín trên thị trường. Hiện nay, trước sức ép cạnh tranh của thị trường cũng như nhu cầu phát triển mở rộng kinh doanh, DN quyết định mở chuỗi café mang thương hiệu của mình. Tuy nhiên, trong quá trình bàn bạc giải pháp thực thi để tạo sự khác biệt và làm nên thành công cho dự án thì CEO và cổ đông của doanh nghiệp đã có quan điểm trái ngược dẫn đến mâu thuẫn. Theo đó, CEO cho rằng: “ DN nên xây dựng chuỗi cửa hàng có thương hiệu riêng, với cách thiết kế và thực đơn riêng, xem đó là lợi thế để thu hút khách hàng, hơn là dùng vị trí mở cửa hàng để thu hút khách hàng”. Nhưng các cổ đông lại cho rằng: “DN nên sử dụng chiến thuật “buôn có bạn, bán có phường” để vào mở cửa hàng. Cụ thể là DN sẽ tập trung vào mở cửa hàng tại các tuyến phố café ở các thành phố lớn. Tại đây đã có khách hàng rồi do đó DN sẽ không mất nhiều thời gian tìm hiểu thị trường, khách hàng, địa điểm”. Ý kiến này đã nhận được không ít sự ủng hộ của các khán giả fanpage chương trình. Tiêu biểu là bạn Quỳnh Phương: “Tôi thì nghĩ cổ đông đúng, Những cửa hàng café đi trước người ta đã tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu ở đó trước, nên mình cũng nên theo họ để khỏi tránh rủi ro. Họ buôn bán tốt thì mình sao phải khác biệt”. Nhưng ngược lại, cũng khá nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm của CEO, đại diện là bạn Linh Anh: “Cafe được gọi là thế mạnh của Việt Nam, mà nước ta thì không thiếu quán cafe, thương hiệu nổi tiếng ngon. Cái khác biệt về không gian, cách phục vụ, chế biến,... là điều cần thiết và thành công”.Những ý kiến đa chiều này luôn làm cho fanpafge tạo được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng xã hội.

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ: chiakhoathanhcong@hoanggia.com.vn hoặc số điện thoại : 04.22670444

 

                                                                             

      Đào Khánh Hoàn