clock

SỰ KIỆN

07:46 27-07-2016

DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH - LIỆU CÓ NÊN “HÒA TAN” ĐỂ HỘI NHẬP?

Công ty gia đình là công ty trong đó các thành viên trong một gia đình nắm mức sở hữu đủ để quyết định cơ cấu thành viên hội đồng quản trị. Thông thường, ở công ty gia đình, các thành viên của gia đình vừa là chủ sở hữa, vừa là cổ đông, vừa người quản lý, điều hành công ty.

Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp thành công vang dội có nguồn gốc từ DN gia đình như Wal-Mart, Bertelsmann và Bombardier…Tại Việt Nam, trong top những DN thành công nhất có không ít là DN gia đình.

Theo nghiên cứu của Ernst & Young, năm 2014 tại Châu Âu có tới 85% là Doanh nghiệp Gia đình (DNGĐ), tạo ra tới 70% GDP cho toàn khu vực và chiếm 60% nguồn nhân lực. Trong khi đó, tại châu Á -Thái Bình Dương, con số này là 85% doanh nghiệp và chiếm tới 57% nhân lực của các công ty niêm yết ở Nam Á và 23% ở Bắc Á. Còn tại Việt Nam, từ năm 2000-2010 các DNGĐ đã đóng góp vào 50% GDP cả nước. Những con số trên đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của các DNGĐ trong bất kể nền kinh tế nào. Bởi vậy, trên thế giới có rất nhiều DNGĐ đã trải qua hàng chục năm, chuyển giao đến các thế hệ thứ ba, thứ tư và vẫn phát triển tốt. Nhưng ngược lại, ở Việt Nam chúng ta nhiều số liệu thống kê cho thấy có rất nhiều DNGĐ đang bị suy giảm sau thế hệ thứ hai. Nguyên nhân đến từ nhiều phía, trong đó việc thiếu hoạch định chiến lược, thiếu sự điều hành quản trị bài bản, chuyên nghiệp mà chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, mối quan hệ là một trong những nguyên nhân chủ yếu.

Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập sâu rộng, sự cạnh tranh gay gắt càng khiến cho những điểm yếu của mô hình quản trị theo hình thức gia đình rõ rệt. Theo Ông Đoàn Hồng Việt- Chủ tịch HĐQT Công ty Digiwold Corporation nhận định: “cản trở lớn nhất của các DNGĐ Việt nam chính là phân quyền không tốt, minh bạch và còn quá nặng theo tình cảm. Muốn khắc phục điểm yếu, giữ được người tài thì nhất thiết DN phải thay đổi lối quản lý hiện đại hơn, phải minh bạch trong phân chức quyền hạn, việc quản trị con người hay nguồn vốn đều phải rõ ràng”. Và để khắc phục những điểm yếu nguy hiểm này nhiều DN đã mạnh dạn tiến hành những cuộc tái cấu trúc hệ thống nhằm hướng tới mô hình quản trị chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trên con đường đó có rất nhiều gian nan, thách thức mà người đứng đầu phải gánh chịu.

Theo Ông Trần Anh Tiến- Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Phúc cho biết: “Trước khi chuyển đổi Ông sở hữu 60% Công ty, nhưng sau khi chuyển đổi còn 32,4%, tuy nhiên Tôi không quan tâm tới quyền lực, ai là người lãnh đạo, mà miễn sao Công ty đạt được kết quả tốt nhất và các cổ đông được hưởng cổ tức cao. Trước tiên, chúng tôi thay đổi hệ thống nhân sự quản lý, sau đó phân chia quyền hạn rõ ràng trong các bộ phận, và sau đó là tăng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, việc lựa chọn cho DN một đối tác chiến lược thực sự đang là vấn đề vô cùng khó khăn và nan giải”. Khó khăn là vậy ! Nhưng rõ ràng nếu mô hình quản trị theo hình thức gia đình không còn phát huy tính ưu việt của nó thì việc tiến hành tái cấu trúc là một điều cần thiết. Vấn đề đặt ra cho các DN là cần có một chiến lược tái cấu trúc rõ ràng, tính toán cẩn trọng trong đường đi nước bước. Có như vậy, chiến lược tái cấu trúc mới thành công, hạn chế những tổn thương và nhanh chóng đưa DN đi đũng quỹ đạo như chiến lược đề ra. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tuần vừa qua chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công đã đưa lên sóng chủ đề “Doanh nghiệp hội nhập – Tái cấu trúc hệ thống” vào lúc 10h ngày 31/07/2016 trên VTV1 để tìm giải pháp cho các DN.

Chương trình đề cập đến câu chuyện của DN thực phẩm đã có thương hiệu trên thị trường 15 năm qua nhờ sự nỗ lực, hết mình của các thành viên HĐQT là các anh, em họ của nhau. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập nhận thấy vấn đề cần phải bứt phá để đưa DN lên tầm cao mới, thì việc điều hành theo mô hình gia đình khiến DN gặp nhiều thách thức. Các đối tác đều e ngại trước yếu tố gia đình quá nặng nề trong bộ máy của DN này, bộ phận nhân sự lại là toàn bộ người thân nên sự cạnh tranh, nỗ lực sụt giảm và làm cho bộ máy hoạt động trì trệ hơn. Trước tình hình đó, CEO và các Cổ đông đã ngồi lại và quyết tìm ra phương án cho DN lúc này. CEO thì cho rằng không cần phải thay đổi mô hình mà chỉ cần bỏ tiền để đào tạo, thuê tư vấn nhằm nâng cấp bộ máy. Nhưng Cổ đông cho rằng ý kiến của CEO mang tính đối phó, theo họ nên tiến hành tái cấu trúc hệ thống lại toàn bộ bộ máy của DN, thuê người có năng lực để điều hành Công ty, như vậy mới đứa DN lên được tầm cao mới. Và trong chương trình tuần sau, phần hai của chương trình sẽ lên sóng vào lúc 10 sáng Chủ nhật ngày 07/08/2015 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu nhằm tìm giải pháp tối ưu nhất cho Doanh nghiệp. Mời quý vị và các bạn đón xem.

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ chiakhoathanhcong@hoanggia.com.vn hoặc số điện thoại : 04.22670444.

- Hội thảo “CEO – Người dẫn dắt sự thay đổi” của chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công diễn ra vào 9h sáng CN ngày 11/9/2016 tại Bảo tàng Hà Nội, Đường Phạm Hùng, Hà Nội.

- Hội thảo có sự tham gia của TS. Nguyễn Sỹ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội; TS. Lê Thẩm Dương - ĐH Ngân hàng TP.HCM; TS. Trần Quốc Việt, Phó TGĐ Tập đoàn Kinh Đô.

- Hội thảo sẽ đi sâu vào phân tích sự thay đổi của môi trường vĩ mô, vi mô và những đòi hỏi thay đổi của các DN Việt trong bối cảnh mới.

Hotline đăng kí tham dự: 0972.761.140 - 0904.531.362

Thông tin chi tiết tại: http://chiakhoathanhcong.vtv.vn/

 

                                                                                                           Đào Khánh Hoàn