clock

SỰ KIỆN

07:07 18-08-2016

DOANH NGHIỆP VIỆT: THAY ĐỔI HAY CHẾT

Vào ngày 5/8 vừa qua, thông tin phầm mềm chát Yahoo! Messenger nổi tiếng thế giới sẽ bị khai tử đã khiến rất nhiều người tiếc nuối, ngầm ngụi, dù biết trước kết cục này sẽ sớm đến với Yahoo. Trước đó, có rất nhiều cái tên “đình đám” khác cũng đã phải rời bỏ cuộc chơi và nhường sân cho đối thủ. Tại Việt Nam, có những thời điểm số lượng các doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường lên đến ba con số mỗi ngày. Điều này đã và đang cho thấy các DN đang phải trải qua những cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt của thị trường hiện nay.

Thực tế, trong gần hai thập kỷ qua thị trường đã chứng kiến những cuộc “khai tử” hết sức đau đớn của những thương hiệu toàn cầu như: Motorola, Nokia, Sony Ericson…Người ta cứ tưởng những thành trì vững chãi này không có đối thủ và sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian. Thế nhưng, sự ra đi của những thương hiệu này đã cho thấy thương trường thực sự là “chiến trường”. Trong “chiến trường” đó, việc không thích ứng và nhanh chóng thay đổi, điều chỉnh để bắt kịp xu hướng, đi trước đối thủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến DN bị khai tử. Còn với những cái tên như Apple, SamSung, Microsolf…lại đang cho thấy điều ngược lại. Sự điều nhanh nhạy, linh hoạt và luôn thay đổi, điều chỉnh để phù với bối cảnh thị trường, nhu cầu khách hàng và tốc độ thay đổi của CNTT là điều đã giúp họ bước lên bục vinh quang. Tại Việt Nam, theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì mỗi ngày trung bình có tận 200 Doanh nghiệp Việt phải giải thể hoặc rời khỏi thị trường. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ nhiều phía, trong đó việc mất khả năng cạnh tranh do thiếu sự bài bản, linh hoạt và nguồn lực hạn chế là một trong những nguyên nhân chính. Đặc biệt, căn bệnh “ngại thay đổi” được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều doanh nghiệp phải ngậm ngùi rơi thị trường. Câu chuyện của Sphone, HT Mobile, EVN Telecom,…là những điển hình. Từ những câu chuyện trên, có thể thấy sự thay đổi của môi trường kinh doanh diễn ra từng ngày từng tháng, áp lực cạnh tranh tăng lên theo cấp số nhân. Các DN muốn tồn tại và trụ vững buộc phải chấp nhận và theo quy luật của thị trường để không ngừng cải tiến, thay đổi và điều chỉnh chiến lược để phù hợp với thực tại. Theo Ông Trần Nhất Minh - Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Khối ngân hàng công nghệ số, Ngân hàng VIB cho rằng: “Nếu Doanh nghiệp vẫn bảo thủ với các cách truyền thống, chúng ta có yêu cách làm việc cũ mấy đi nữa mà không thay đổi và bắt nhịp cùng công nghệ, thì sẽ thất bại trong cạnh tranh. Việc thay đổi cần kèm theo sự sáng tạo, đột phá cũng vô cùng quan trọng, các nhà lãnh đạo cần phải leo lên núi, nhìn xa để thấy con đường phát triển chứ không chỉ nhìn vào công việc trực tiếp hàng ngày”. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù nhiều DN đã nhận thức được rất rõ hoặc thay đổi hoặc chết nhưng để tiến hành thay đổi, điều chỉnh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay hoàn toàn không dễ.

 Chính vì điều đó, chương trình CEO - Chìa khóa thành công trên VTV1 phát sóng vào ngày Chủ nhật, 21/08/2016 đã cho lên sóng chủ đề “Chiến lược Công ty- Gian nan tìm lối”.

Chương trình đề cập đến câu chuyện của một Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đa nghành nghề bao gồm bán đấu giá, môi giới đầu tư, môi giới bất động sản…trong đó bán đấu giá tài sản cầm cố là dịch vụ mà DN mở ra từ khi mô hình này chưa thực sự phát triển ở Việt nam. Với sự quyết tâm và mối quan hệ, sau 5 năm thì DN này đã có vị thế, tạo dựng được hệ thống văn phòng, chi nhánh với nhiều khách hàng là cá nhân, tổ chức lớn. Tuy nhiên, trước sức ép của hội nhập và sự gia tăng của nhu cầu tham gia các hoạt động này, cùng với việc các cơ quan ban ngành chuẩn bị ban hành luật bán đấu giá. Điều đó đòi hỏi các DN phải hoạt động chuyên nghiệp hơn, phải điều chỉnh, thay đổi mình. Trước tình hình này CEO và các cổ đông đã phải ngồi lại với nhau cùng lên phương án giải quyết cho DN lúc này. CEO thì cho rằng nên bỏ hết các lĩnh khác để chỉ tập trung vào lĩnh vực bán đấu giá, đặc biệt là bán đấu giá trực tuyến. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào ngành nghề có thế mạnh nhất và cạnh tranh thành công. Nhưng các Cổ đông lại cho rằng ý kiến này của CEO sẽ khiến DN phải bỏ ra một khoản tiền lớn, quá sức với DN lúc này. Do đó, các cổ đông cho rằng DN nên bỏ mảng bán đấu giá để tập trung các mảng khác. Nhận định về vấn đề này, Gíao sư Hà Tôn Vinh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổ hợp Giáo dục và Tư vấn Quốc tế Stellar Mangamen đưa ra giải pháp: “DN nên tiếp tục phát triển các hình thức kinh doanh hiện tại và khi cơ hội đến, thời điểm tốt kèm theo công nghệ sẵn có mà chi phí đầu tư ít thì khi đó sẽ giảm bớt rủi ro. Với một DN có 5 năm kinh nghiệm khi phân tích và lựa chọn hình thức kinh doanh đấu giá có thị trường, ít cạnh tranh thì không lý do gì mà DN không tiếp tục kinh doanh theo mô hình này. Còn những ngành nghề khác, mang nhiều rủi ro thì DN có thể bán hay sáp nhập với công ty khác thì sẽ rất an toàn”.

Tiếp nối với quan điểm trên, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Tài chính trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng: “DN bắt buộc phải đa dạng hóa, nếu trông chờ vào dòng lợi nhuận thì công ty đó sẽ chết một sớm một chiều. Đó là chiến lược có hai nội hàm, một là đa dạng theo chiều dọc bằng việc tận dụng những giá trị cốt lõi của DN. Thứ hai, đa dạng theo chiều ngang bằng những nguồn lực của mình nằm trong chiến lược nhưng điều này chỉ dành cho công ty lớn, còn với DN SME thì đây là một điều tối kị”. Những ý kiến tư vấn của các Chuyên gia đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều khán giả của chương trình.

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trìnhwww.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉchiakhoathanhcong@hoanggia.com.vn hoặc số điện thoại : 04.22670444.

 

Đào Khánh Hoàn