clock

SỰ KIỆN

12:58 02-08-2016

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ “CHA TRUYỀN CON NỐI” – LIỆU CÓ TRƯỜNG TỒN?

Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển với sự tăng trưởng của GDP lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của đất nước phù tang này là các Doanh nghiệp gia đình. Trong đó những công ty trường tồn cùng với thời gian và mang tên dòng họ như hãng sản xuất ô tô Toyota và Suzuki, tập đoàn Canon và công ty sản xuất xì dầu Kikkoman.

Theo thống kê của Fortune 500, có rất nhiều Doanh nghiệp gia đình (DNGĐ) thành công và lọt vào bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo tổng thu nhập như Wal-Mart, Bombardier... Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á, DNGĐ chiếm hơn 60% số lượng những công ty được nêm yết trên sàn chứng khoán và có kết quả kinh doanh tốt hơn các công ty không thuộc sở hữu gia đình. Tại Việt Nam, trong top những doanh nghiệp thành công nhất có nhiều Công ty có xuất phát từ gia đình như: Kinh Đô, Gốm sứ Minh Long, Thép Việt- Pomina, Tập đoàn Doji….Điểm mạnh của các DNGĐ là các thành viên thường tuyệt đối trung thành với mục tiêu của công ty, linh hoạt, nhanh nhạy trong các hoạt động điều hành, quản lý nhờ sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên chủ chốt. Tuy nhiên, điểm mạnh này của các DNGĐ đôi khi cũng chính là điểm yếu gây nên những cản trở cho sự phát triển của họ. Bởi khoảng cách giữa quyền sở hữu và quyền điều hành trong các DNGĐ thường bị lẫn lộn. Các quyết định điều hành, quản lý nhiều khi bị cảm tính, công tư thiếu rõ ràng, rành mạch. Một điểm yếu khác ảnh hưởng trực tiếp đến sự trường tồn của các DNGĐ chính là “người kế cận”. Tại Nhật Bản, có rất nhiều trường hợp DN phải đổi họ cho con rể của chủ tập đoàn nhằm tìm kiếm người kế cận theo văn hóa của người Nhật. Trong khi đó tại Việt Nam, rất nhiều DNGĐ chỉ tồn tại đến thế hệ thứ 2 do không có người kế thừa. Bởi vậy, theo nhận định của các Chuyên gia, việc huấn luyện và giáo dục thế hệ kế tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng, nhằm chuẩn bị tinh thần, trách nhiệm và kiến thức cho người kế thừa, việc này nên bắt đầu sớm. Theo Ông Peter Englisch- Chủ tịch toàn cầu EY cho rằng: “ Nếu một gia đình muốn DN tiếp tục thuộc sở hữu gia đình, việc thừa kế được xem là một quá trình, chứ không phải là khâu cuối cùng”. Bên cạnh đó, việc quản trị công ty tốt là yếu tố quyết định sự thành công dài hạn của các DNGĐ. Theo bí quyết thành công từ các Công ty gia đình lớn ở Việt nam và trên thế giới thấy rằng, quyền sở hữu và quyền điều hành nên được tách biệt rõ ràng hơn, xác định rõ ràng trách nhiệm của chủ sở hữu với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành. Điều này không chỉ giúp bộ máy của DN hoạt động bài bản, chặt chẽ và minh bạch hơn mà còn giúp DN thu hút được người tài từ bên ngoài cũng như gia tăng khả năng hợp tác với các đối tác. Từ đó, giúp Doanh nghiệp phát triển bền vững và trường tồn theo thời gian. Ngược lại, với những DNGĐ đang gặp phải các cuộc khủng hoảng do không có người kế nhiệm hay bộ máy điều hành quá nặng yếu tố gia đình thì việc tính toán giải pháp tái cấu trúc bộ máy là điều không thể tránh khỏi. Theo đó, thời gian vừa qua nhiều DNGĐ ở nước ta nhận thấy không thể tiếp tục duy trì mô hình “gia đình trị” nên đã chuyển đổi mô hình quản trị từ gia đình sang chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, khi tính đến giải pháp này thì hầu hết các DN gặp phải những thách thức, rào cản rất lớn đến từ chính nội bộ những người thân trong DN đó. Chính vì lý do đó, chương trình CEO- Chìa khóa thành công vào lúc 10h sáng Chủ nhật ngày 07/08/2016 vừa qua đã đưa vấn đề tái cấu trúc Doanh nghiệp gia đình lên sóng.

Chương trình đề cập đến câu chuyện của DN thực phẩm đã có thương hiệu trên thị trường 15 năm qua nhờ sự nỗ lực, hết mình của các thành viên HĐQT là các anh, em họ của nhau. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập nhận thấy vấn đề cần phải bứt phá để đưa DN lên tầm cao mới, thì việc điều hành theo mô hình gia đình khiến DN gặp nhiều thách thức. Các đối tác đều e ngại trước yếu tố gia đình quá nặng nề trong bộ máy của DN này, bộ phận nhân sự lại là toàn bộ người thân nên sự cạnh tranh, nỗ lực sụt giảm và làm cho bộ máy hoạt động trì trệ hơn. Trước tình hình đó, CEO và các Cổ đông đã ngồi lại và quyết tìm ra phương án cho DN lúc này. CEO thì cho rằng không cần phải thay đổi mô hình mà chỉ cần bỏ tiền để đào tạo, thuê tư vấn nhằm nâng cấp bộ máy. Nhưng Cổ đông cho rằng ý kiến của CEO mang tính đối phó, theo họ nên tiến hành tái cấu trúc hệ thống lại toàn bộ bộ máy của DN, thuê người có năng lực để điều hành Công ty, như vậy mới đứa DN lên được tầm cao mới. Nhận định về vấn đề này, Ông Nguyễn Hồng Trường- Phó Chủ tịch Qũy Đầu tư IDG Ventures Việt Nam cho rằng: “Có rất nhiều bài học rút ra từ vấn đề này. Thứ nhất là cần giữ mối quan hệ giữa CEO và HĐQT tốt, để có thể lắng nghe nhau, có góc nhìn của nhau để tìm ra phương án tốt nhất, CEO nên nhìn vào ẩn ý khi HĐQT đưa ra một quyết định hay là giải pháp. Thứ hai là cách giải quyết vấn đề cụ thể về nhân sự, thành công hay thất bại của một DN đều lien quan tới con người. Vì vậy, việc giải quyết được vấn đề về nhân sự chính là điểm cốt tử tạo nên thành công cho các DN. CEO luôn phải nhìn vào động cơ, động lực của họ khi làm việc là gì, đấy chính là yếu tố cơ bản để có kế hoạch bài bản và thực hiện những kế hoạch tiếp theo, bởi nhân sự là vấn đề hết sức khó đo đạc”.

Tiếp nối với quan điểm trên, Ông Trần Quốc Việt- Phó giám đốc Tập đoàn Kinh Đô, Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô Miền Bắc cho rằng: “Sự thay đổi là điều bắt buộc và khách quan, dù không muốn thì đến thời điểm cũng phải thay đổi. Thị trường, khách hàng đều thay đổi, hiệp định mới ban hành, nếu không thay đổi thì sẽ không thich ứng được môi trường mới, hơn nữa chủ động thì sẽ an toàn hơn. Mô hình quản trị là vô cùng quan trọng, giúp cho DN thành công và phát triển lâu dài hơn”. Những ý kiến tư vấn của các chuyên gia đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều khán giả.

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ chiakhoathanhcong@hoanggia.com.vn hoặc số điện thoại : 04.22670444.

- Hội thảo “CEO – Người dẫn dắt sự thay đổi” của chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công diễn ra vào 9h sáng CN ngày 11/9/2016 tại Bảo tàng Hà Nội, Đường Phạm Hùng, Hà Nội.

- Hội thảo có sự tham gia của TS. Nguyễn Sỹ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội; TS. Lê Thẩm Dương - ĐH Ngân hàng TP.HCM; TS. Trần Quốc Việt, Phó TGĐ Tập đoàn Kinh Đô.

- Hội thảo sẽ đi sâu vào phân tích sự thay đổi của môi trường vĩ mô, vi mô và những đòi hỏi thay đổi của các DN Việt trong bối cảnh mới.

Hotline đăng kí tham dự: 0972.761.140 - 0904.531.362

Thông tin chi tiết tại: http://chiakhoathanhcong.vtv.vn/

 

                                                                                        Đào Khánh Hoàn