clock

Thế Giới

05:27 11-04-2016

Alibaba: “Lối thoát hiểm” cho các NĐT tại Trung Quốc

Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, nợ tăng cao, Alibaba nổi lên như một điểm sáng khi vẫn tăng trưởng nhanh, thống lĩnh thị trường tỷ dân.

Bức tranh kinh tế u ám

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 25 năm qua. Đồng thời, nền kinh tế thứ 2 thế giới đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ sản xuất, xuất khẩu sang dịch vụ tư nhân, thương mại điện tử (TMĐT), tài chính trực tuyến và giải trí.

Các chủ nợ trở nên thận trọng hơn khi Moody hạ bậc xếp hạng của 38 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào tháng 3 vừa qua. Dongbei Special Steel Group do chính phủ hậu thuẫn đã thất bại trong việc thanh toán trái phiếu 2 tuần trước. Và ít nhất 6 công ty đã không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán trong quý vừa qua, trong khi không có doanh nghiệp nào vi phạm vào quý trước đó. Trong khi đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường mạnh tay loại bỏ những DNNN hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao và không có khả năng chi trả.

Các công ty tư nhân đã cắt giảm 53% nợ từ 58% vào năm 2007, trong khi DNNN đã để con số này lên đến 62% từ 55% trước đó, theo ước tính của giáo sư kinh tế Shi Kang của trường Đại học Trung Quốc tại Hong Kong.

Theo tính toán của Bloomberg Intelligence, vào năm ngoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã có thể đạt hơn 8% nếu những DNNN cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả có thể đuổi kịp các công ty tư nhân.

Điểm sáng từ các công ty công nghệ

Trong bối cảnh giá dầu giảm sút nghiêm trọng và những DNNN không thể cải thiện được điểm tín nhiệm đối với Moody, chỉ có trái phiếu ngành internet của Trung Quốc là không bị ảnh hưởng. Doanh thu trái phiếu USD từ những công ty internet chiếm 4,2% trong năm qua, trở thành ngành hoạt động tốt nhất Trung Quốc, theo chỉ số Bank of America Merrill Lynch.

Các nhà đầu tư (NĐT) Mỹ trở thành những tay chơi lớn trong lĩnh vực trái phiếu công nghệ Trung Quốc, theo Anthony Leung - chuyên gia phân tích tín dụng của Nomura Holdings Inc. tại Hong Kong. Alibaba tăng lợi nhuận gấp đôi trong 3 tháng cuối năm khi đẩy mạnh bán hàng về nông thôn và những chiến dịch thương mại điện tử (TMĐT).

“Chúng tôi đầu tư vào Alibaba vì tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc nhờ bán hàng trực tuyến ở Trung Quốc và sự dẫn đầu mạnh mẽ trong ngành công nghiệp này”, Bloomberg dẫn lời Andy Stone – nhà phân tích đầu tư cao cấp tại Atlanta – công ty quản lý 737,5 tỷ USD trên toàn cầu.

Sự thống lĩnh thị trường của Alibaba đã khiến hãng bán lẻ thời trang Asos Plc của Anh tuyên bố sẽ đóng cửa trung tâm phân phối tại Trung Quốc, văn phòng ở Thượng Hải và những trang web ở đây vì thất bại trong việc thu hút khách hàng từ thị trường này.    

"Sự thay đổi của định hướng tiêu dùng và dịch vụ sẽ mang đến một nền kinh tế mới cho Trung Quốc trong nhiều năm tới”, Joseph Tsai – Phó chủ tịch Alibaba nói.

Trong khi đó, 2 thành viên của Alibaba là công ty ineternet Tencent đã có bước nhảy vọt 22% lợi nhuận vào cuối năm ngoái, công cụ tìm kiếm Baidu thì tăng gấp 7 lần. Ba đại gia internet đã kiếm được 265,6 tỷ CNY (41,1 tỷ USD) trong năm 2015, tăng 32% so với một năm trước đó, theo số liệu của Bloomberg. Trong khi đó tổng nợ chỉ tăng 19,3%, tức 158,9 tỷ CNY.

Sau khi đã có một năm hoạt động thành công với lợi nhuận 27,6 tỷ USD, Alibaba tuyên bố sáp nhập và giao dịch mua lại trị giá 1,54 tỷ USD. Tuy nhiên, đây quả thực là một cái giá “hời” để quyến rũ những NĐT.

Theo Mirae Asset Global Investments – công ty quản lý  quỹ trị giá 75 tỷ USD, các NĐT rất chú ý đến 3 công ty này của Trung Quốc, từ kinh nghiệm trong việc mua nợ từ các công ty công nghệ Mỹ như eBay.

“Các con số của Alibaba cho biết tất cả mọi thứ”, Kim Jinha của Mirae cho biết. Đây là sự minh bạch hiếm có từ một công ty tại thị trường mới nổi. Hơn thế nữa, Alibaba đang là quán quân trong ngành TMĐT, ít sự cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ cùng với triển vọng thanh toán điện tử cùng các dịch vụ tài chính khác..

 

TĂNG KHÁNH/ DNSG