clock

Trong Nước

01:10 13-10-2020

Bán hàng livestream: Lợi bất cập hại

Theo thống kê, có đến 47% người bán hàng online dùng livestream trong năm 2019. Con số này tiếp tục tăng trưởng 90% mỗi năm. Dự kiến vào năm 2024, sẽ có 91 triệu người dùng sử dụng livestream.

Phương thức kinh doanh 4.0 này cho thấy khả năng xâm chiếm mạnh mẽ môi trường bán hàng online toàn cầu. Tuy nhiên, chúng có thực sự béo bở và dễ ăn như nhiều người lầm tưởng?

Livestream: Bán hàng online chưa bao giờ dễ dàng đến thế

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc coi livestream là một ngành nghề chính thức. Hàn Quốc cho phép các bộ trưởng tham gia bán hàng trực tuyến để kích cầu mua sắm. Tại Việt Nam, thống kê doanh thu từ 4 sàn thương mại điện tử lớn từ đầu năm đến nay tăng 150%, trong đó có "công lớn" từ bán hàng livestream.

Thực tế, livestream đang chứng minh những lợi thế khác biệt mà không dịch vụ nào có được.

Bán hàng mọi lúc mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại

Livestream có thể biến bất cứ ai từ bác nông dân bán rau củ ngoài chợ đến KOL nổi tiếng trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc ngay sau 1 đêm: chỉ với một chiếc điện thoại có chế độ quay video và một (hoặc nhiều) mẫu sản phẩm có sẵn.

Thậm chí, ai cũng có thể rao bán sản phẩm vào bất cứ lúc nào, tại bất cứ thời điểm nào qua video bán hàng trực tiếp. Miễn là chúng giúp họ tương tác tốt với khách hàng và bán được càng nhiều hàng càng tốt.

Tiếp cận hàng triệu khách hàng chỉ với 0 đồng

Lần đầu tiên, những người làm nghề kinh doanh không cần phải lo chi phí mặt bằng, không cần nhân viên tư vấn, thậm chí không cần phải có sẵn nguồn hàng, vẫn có thể dễ dàng bán được hàng nghìn đơn hàng chỉ trong vòng 30 phút.

Người bán cũng không cần đốt tiền cho các chiến dịch PR, quảng cáo… để tiếp cận khách hàng tiềm năng, bởi livestream có thể giúp họ dễ dàng làm được điều này.

Theo thống kê, một người bán hàng livestream bình thường cũng có thể thu hút từ vài trăm đến vài nghìn lượt xem từ người mua. Với các KOL nổi tiếng, mức độ thu hút từ hàng chục nghìn đến hàng triệu views. Cá biệt có trường hợp như "nữ hoàng livestream" Huang Wei- Trung Quốc, con số này có thể lên đến 37 triệu người xem, cao hơn cả lượng người theo dõi lễ trao giải Oscars.

Gia tăng đơn hàng theo cấp số nhân

Không thể phủ nhận những sức mạnh mà livestream mang lại cho ngành bán lẻ. Theo thông tin từ báo Lào Cai, trước khi sa lưới vì bán hàng lậu, các Facebook mang tên Thảo Trần, Giày đồng giá đã chốt tối thiểu từ 100-200 đơn hàng với hàng nghìn sản phẩm thông qua hình thức livestream. Không nói đến vấn đề pháp lý, con số này đủ cho thấy tiềm năng bán hàng qua livestream là rất lớn.

Nói đâu xa, tại Trung Quốc- xứ sở livestream, chỉ trong lễ hội bán hàng kéo dài 2 ngày vào tháng 11 năm ngoái, các KOL đã mang về cho các thương hiệu bán lẻ hơn 2.000 người mua mới.

Vẫn có nhiều rủi ro

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng và ưu thế vượt trội, bán hàng qua livestream vẫn tồn tại nhiều bất cập thấy rõ.

Bình luận bị trôi, không kịp tương tác, lấy thông tin khách hàng

Thực tế, cũng theo báo Lào Cai, để đảm bảo chốt được 100-200 đơn hàng/ngày kể trên, những đối tượng bán hàng trên Facebook "Giày đồng giá" khai nhận đã huy động đội ngũ nhân sự lên đến 40 người thường xuyên trả lời comment và chốt đơn từ khách.

Bán hàng livestream: Lợi bất cập hại - Ảnh 1.

Trong trường hợp người bán chỉ có 3-5 nhân sự, việc để trôi bình luận, không kịp tương tác, không lấy được thông tin, nhầm lẫn thông tin khách hàng là điều rất dễ xảy ra nếu có hàng chục người cùng lúc tương tác trên livestream.

Bị đối thủ cướp khách

Tình trạng bị đối thủ cướp khách trắng trợn như vợ của Lê Dương Bảo Lâm cũng là chuyện không hề hiếm gặp khi bán hàng livestream.

Luôn có những kẻ xấu sẵn sàng xem livestream và nẫng tay trên những đơn hàng béo bở ngay trong khi bạn đang bã bọt mép tư vấn cho khách hàng.

Bên cạnh đó, còn không ít những rủi ro khi bán hàng qua livestream mà chỉ người trong cuộc mới thấu như: khách bom hàng, thông tin sai địa chỉ, khách comment cho vui, không có ý định mua hàng…

Bán hàng livestream kết hợp Chatbot: Hổ có mọc thêm cánh?

Sẽ thật tuyệt nếu được trang bị một đội ngũ hỗ trợ tương tác và chốt đơn hùng hậu sẵn sàng phục vụ cho những buổi livestream nghìn đơn.

Tuy nhiên nếu không đủ nguồn nhân lực hoặc muốn tiết kiệm chi phí, các streamer có thể tìm đến công cụ bán hàng tự động như Bizfly Chat để được hỗ trợ comment và chốt đơn hiệu quả.

Bán hàng livestream: Lợi bất cập hại - Ảnh 2.

Công cụ này sẽ giúp tự động trả lời comment khách hàng ngay trên livestream. Và nhanh chóng ẩn đi thông tin người mua nhằm bảo mật và tránh chiêu trò xấu từ đối thủ.

Đồng thời, tin nhắn từ Bizfly Chat sẽ tự động đổ về inbox cá nhân của khách, giúp khai thác thông tin và chốt đơn chủ động mà không lo bỏ sót khách, sót đơn, nhầm đơn.

Với khả năng xử lý đến 80% công việc cơ bản, tự động chốt đơn 24/7, Bizfly Chat giúp thay thế 2-3 nhân sự thực. Đảm bảo việc bán hàng trên livestream được suôn sẻ ngay cả trong mùa cao điểm, hàng nghìn người mua comment, inbox cùng lúc.

Tham khảo ngay Bizfly Chat để "hổ mọc thêm cánh" khi bán hàng qua Livestream