clock

Trong Nước

00:51 10-01-2020

Bloomberg: Các công ty nội thất Mỹ để mắt đến Campuchia vì nhân công Việt Nam không còn quá rẻ

"Tỷ lệ lao động lương cao ở Việt Nam đang tăng lên và công nhân giá rẻ ngày càng khan hiếm", Clarence Smith, CEO của Haverty Furniture Cos. - một công công ty có các nhà máy ở châu Á sản xuất đồ nội thất cho biết.

Theo giám đốc điều hành một công ty trong ngành công nghiệp nội thất, tình trạng thiếu công nhân ở Việt Nam - nơi được cho là hưởng lợi rất lớn từ cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc - đang trở nên nghiêm trọng đến mức một số nhà sản xuất đồ nội thất hiện đang cân nhắc Campuchia và Bangladesh để xây dựng các nhà máy.

"Tỷ lệ lao động lương cao ở Việt Nam đang tăng lên và công nhân giá rẻ ngày càng khan hiếm", Clarence Smith, CEO của Haverty Furniture Cos. - một công công ty có các nhà máy ở châu Á sản xuất đồ nội thất cho biết.

"Và mặc dù các nhà cung cấp châu Á tiếp tục cung cấp các sản phẩm gỗ mà họ sử dụng nguyên liệu đầu vào từ vùng Appalachia của Hoa Kỳ, việc sản xuất đồ gỗ nội thất cũng không quay trở lại Hoa Kỳ", Smith nói trong một cuộc phỏng vấn.

Đưa công việc sản xuất trở lại Mỹ là một trong những mục tiêu đã nêu của chính quyền Trump trong việc áp thuế đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

Nhà bán lẻ đồ nội thất có trụ sở tại Atlanta đã phải vật lộn với sự gián đoạn chuỗi cung ứng vào năm ngoái khi các nhà sản xuất Trung Quốc mà họ vẫn nhập hàng bỗng rời đi và thiết lập hoạt động tại Việt Nam.

Một số nhà cung cấp đã ngừng sản xuất các loại hàng hóa bán chạy nhất của Haverty, buộc họ phải tìm nguồn hàng mới tại Việt Nam và gây ra sự thiếu hụt một số mặt hàng tại khoảng 120 showroom ở Mỹ.

"Cho đến nay, sự bất ổn vẫn còn đó, bởi ngay cả khi đã ký kết giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, thì phía Mỹ vẫn sẽ giữ mức thuế 25% đối với đồ nội thất do Trung Quốc sản xuất", Smith nói. "Haverty vẫn nhập khẩu đồ da và bọc từ Trung Quốc, mặc dù họ không còn nhập đồ nội thất gỗ từ nước này".

"Việc di dời nhà máy sẽ không kết thúc", ông nói: "Hiện tại họ đang xây dựng nhà máy ở Campuchia".

Smith đã so sánh sự dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và sang các nước châu Á đang phát triển khác với điều từng diễn ra trong ngành công nghiệp đồ nội thất Hoa Kỳ, từ Michigan sang Bắc Carolina trong một thế kỷ trước.

Ngành công nghiệp đồ nội thất bọc vải đã chứng kiến ​​sự hồi sinh gần đây ở Bắc Carolina, nhưng Smith cho biết các nhà máy châu Á sản xuất đồ gỗ từ nguồn gỗ khai thác ở Carolinas rẻ hơn nhiều so với các công ty sản xuất các sản phẩm tương tự ở Mỹ.