clock

Thế Giới

13:54 14-10-2015

Các thương hiệu đang dần rời bỏ Trung Quốc

Thị trường chứng khoán biến động, kinh tế tăng trưởng chậm dẫn đến nhu cầu khách hàng tại Trung Quốc thay đổi, cộng hưởng với kế hoạch lấy lòng người tiêu dùng tại các nước nội địa khiến các thương hiệu rục rịch di chuyển công xưởng của mình khỏi đất nước đông dân nhất thế giới này.

“Thiết kế bởi Apple tại California. Lắp ráp tại Trung Quốc” là một cụm từ vô cùng quen thuộc đối với những ai yêu thích và sử dụng những sản phẩm của Apple như iPhone, iPad,… Câu nói này luôn được in ở đáy mặt sau vỏ hộp của sản phẩm và là một minh chứng cho việc các thương hiệu đang đối xử như thế nào với các sản phẩm của mình.

Xu thế trên đã tồn tại nhiều năm nay khi các công ty, tập đoàn lớn ở phương Tây chỉ lo phần thiết kế và công nghệ, còn quy trình gia công, lắp ráp sẽ được đưa tới những công xưởng của thế giới tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là châu Á. Việc này cho phép các tập đoàn giảm thiểu chi phí nhân công đáng kể và tránh được các vấn đề nhạy cảm như khí thải hay luật bảo vệ người lao động.

Quốc gia chịu trách nhiệm về mặt gia công lớn nhất trên thế giới hiện nay là Trung Quốc – nơi mà nền kinh tế đang trải qua những biến động lớn nhất trong lịch sử. Điều này khiến cho các công ty công nghệ không tránh khỏi lo lắng khi thái độ của khách hàng hiện nay đã thay đổi, họ ưa thích các sản phẩm dành cho nội địa hơn và có xu hướng từ bỏ những mặt hàng gia công cho nước ngoài.

Thực tế, thị trường toàn cầu đang phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp với sự tụt giảm trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc, đỉnh điểm là đợt giảm điểm đến 8,5% giá trị trên sàn Thượng Hải vào ngày 24 tháng 8 vừa qua, một phần do sự suy giảm đến từ các ngành sản xuất nhằm phục vụ cho các thương hiệu trên thế giới. Đây là đợt giảm lớn nhất trong lĩnh vực gia công 6 tháng trở lại đây tại Trung Quốc.

Trung Quốc sắp bị bỏ rơi

Hiện tại, những dấu hiệu đầu tiên của việc các thương hiệu bắt đầu rời bỏ Trung Quốc đã xuất hiện. Việc này được lý giải do các thương hiệu muốn đáp ứng nhu cầu đang tăng cao tại thị trường quê nhà của họ.

Tháng trước, tờ Reuters đưa tin "một sự hồi sinh trong sản xuất dệt may của Anh" dựa trên sản lượng tăng trong nửa đầu năm nay. Bài báo nói rằng một loạt các nhà sản xuất quần áo đã chọn nhà sản xuất Anh quốc để gia công của họ, bao gồm cả Công ty Dệt Kim Albion, một nhà cung cấp cho các thương hiệu xa xỉ như LVMH và Gucci, đã trở lại London sau 18 năm ở Trung Quốc.

Các nhãn hiệu khác có thể xem xét bỏ dây chuyền sản xuất của Trung Quốc do thị trường biến động hiện nay làm giảm triển vọng tăng trưởng doanh thu của họ. Động thái phá giá tiền tệ của Trung Quốc trong tháng 8 cũng dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong giá trị cổ phiếu của thương hiệu cao cấp như Burberry của Anh.

Hãng thời trang chỉ đạt được 37% doanh thu của nó tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương năm ngoái. Do đặt gia công tại đây, các thương hiệu tiếp xúc với thị trường Trung Quốc nhiều nhất nhưng lại không thu được nhiều lợi nhuận cho kinh tế tăng trưởng chậm và nhu cầu khách hàng ít đi.

BMW, trong khi đó, đã phải trải qua việc sụt giảm doanh số bán hàng lần đầu tiên tại Trung Quốc trong một thập kỷ, theo số liệu quý II năm nay. Công ty này khẳng định rằng các chỉ số đã giảm 4% trong tháng 5và kéo mạnh hiệu suất tổng thể của cả công ty. "Nếu điều kiện trên thị trường Trung Quốc trở nên khó khăn hơn, chúng tôi không thể loại trừ một phương án tốt hơn cho triển vọng của tập đoàn BMW," nhà sản xuất xe hơi của Đức cho hay trong một tuyên bố gần đây.

Công nghệ và sự trỗi dậy của các xưởng sản xuất nội địa

Với các công nghệ hiện đại đang ngày một được cải thiện, các công ty hiện nay đã giảm bớt mức độ phụ thuộc vào các nhà máy tại Trung Quốc, nơi công nghệ in 3D đang dần thoái trào.

Các công ty cũng bắt đầu dịch chuyển một phần dây chuyền trong quá trình sản xuất của mình đến khu vực gần thị trường nội địa hơn. Kết quả là các nhãn hiệu có không những thiết kế và sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu của thị trường nội địa, mà còn có thể kiểm tra chất lượng các sản phẩm mới với tiêu chuẩn cao và tần suất dày đặc hơn.

Điều này sẽ làm hài lòng các khách hàng mục tiêu vốn ưa chuộng các sản phẩm được sản xuất tại quốc gia chính gốc hơn.

Hồi đầu năm nay, hãng xe Rolls-Royce đánh dấu việc đi vào hoạt động của một nhà máy sản xuất có giá trị lên tới 15 triệu bảng, đặt tại Trung tâm sản xuất công nghệ Anh Quốc (MTC) ở Coventry và được chính phủ hậu thuẫn.

MTC, thành lập vào năm 2011, cung cấp một môi trường hợp tác cho các công ty và học viện để phát triển các giải pháp sản xuất mới bằng cách thử nghiệm với các công nghệ mới nhất. Ngoài Rolls-Royce, các hãng như Airbus, Nikon và Unilever cũng nằm trong số 85 công ty hợp tác với trung tâm này.

Nối tiếp các thương hiệu lớn trên, các nhãn hàng khác như GE hay Shinola đều có kế hoạch di chuyển những nhà máy sản xuất từ Trung Quốc về khu vực trong nước để có thể dễ dàng quản lý, kiểm soát đồng thời thay đổi thị trường khách hàng mục tiêu.

Peter Williamson, giáo sư tại Đại học Judge Business School trực thuộc Cambridge, tin rằng những khó khăn khiến cho các công ty toàn cầu phải đặt sản xuất tại Trung Quốc sẽ dần biến mất.

Trước đây, nhiều thương hiệu toàn cầu pahri phụ thuộc vào Trung Quốc để cung cấp chuỗi cung ứng của mình do tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng tương đương ở nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ sớm được giải quyết khi các thương hiệu dần dịch chuyển đại điểm gia công của mình.

Hơn nữa, chi phí sản xuất cũng đang gia tăng tại Trung Quốc - một phần do các chính sách mới của chính phủ bắt đầu từ năm 2013, nhằm tăng mức lương tối thiểu lên 84% trong vòng 5 năm.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, hiện nay năng suất lao động tại đây vẫn tăng bất chấp khó khăn của thị trường chứng khoán cũng như không thể phủ nhận được rằng, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là thị trường lớn nhất cho nhiều sản phẩm toàn cầu.

 

Theo Trí Thức Trẻ