clock

Doanh Nghiệp

08:12 29-09-2017

CFO – Nhà tư vấn cho một "nền tài chính "khỏe mạnh”

Trong thời điểm hiện tại, CFO phải là người duy trì và cân đối được nhiều vai trò khác nhau. Ngoài việc phải tiếp tục quản lý vào chi tiết, kiểm soát chi phí – tài chính, họ còn phải phân tích và nhận định được các cơ hội đầu tư, đảm bảo duy trì được tình trạng tài chính lành mạnh cho doanh nghiệp. Có thể nói CFO là “trái tim” của doanh nghiệp, đặc biệt trong tình hình DN còn gặp nhiều khó khăn và rủi ro như hiện nay.

Trong một xã hội phát triển và kinh doanh đầy cạnh tranh, các chủ doanh nghiệp luôn phải chịu một áp lực rất lớn trong việc chấp nhận và đương đầu với rủi ro - đặc biệt là những rủi ro tiềm ẩn. Do đó, hơn bao giờ hết, CFO được trông chờ sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc thấu hiểu và giúp đỡ công ty phát triển theo đúng mô hình kinh doanh, dự báo kết quả và xu hướng kinh tế trong những năm tới.
 
Nghiên cứu nhiều năm đã cho thấy, CFO đang được doanh nghiệp tạo điều kiện để dần có cơ hội góp phần vào việc hoạch định chiến lược. CFO được mở quền tham gia sâu vào việc định hướng và hoạch định những chiến lược kinh doanh của công ty, cả chiến lược trung và dài hạn. Chính việc này mới thực sự chiếm phần lớn thời gian, công sức đầu tư và trí tuệ của họ.
 
Tháng 7/2017 , Báo cáo định kỳ 2 năm/ lần của Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực. Từ đây, nền kinh tế - mà cụ thể là nền tài chính Việt Nam - phải có sự chuyển mình mạnh mẽ hơn. Theo đó, năng lực của CFO trong mỗi DN Việt Nam nói chung và DNGĐ nói riêng cũng cần phải được nâng lên một tầm vóc mới. Tầm vóc này gắn liền với khả năng nhìn nhận & phân tích sắc bén về tài chính của doanh nghiệp để góp phần rất lớn vào thực hiện chiến lược kinh doanh của Cty. Vậy, CFO cần phải có tố chất gì và cần phải làm gì để thực hiện được đúng vai trò - vị trí của mình?
 
Anh Phạm Mạnh Tân (ngồi giữa) - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thương mại ULYTAN – tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 trong vai trò CEO
 
Đây cũng chính là vấn đề được đặt ra đối với một DNGĐ chuyên kinh doanh lĩnh vực hàng tiêu dùng, được phát sóng trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1. Sau gần 20 năm gây dựng và phát triển, dưới bàn tay chèo lái của CEO, vốn được thuê từ ngoài vào, đến nay DN đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cùng với thời gian, CEO nhận thấy năng lực của vị trí Giám đốc tài chính (CFO) - do em vợ của Chủ tịch HĐQT nắm giữ gần 10 năm qua -  bộc lộ nhiều hạn chế và không đáp ứng được những yêu cầu cao và chuyên nghiệp hơn về tài chính quản trị. CFO này chỉ thuần túy làm công tác ghi chép kế toán và quan hệ với cơ quan thuế chứ không tổ chức được công tác tài chính một cách hiệu quả, cũng không lập được các báo cáo quản trị kịp thời theo yêu cầu của ban điều hành. Chức năng tài chính cũng không trợ giúp hiệu quả việc thu xếp các nguồn vốn cũng như quản lý các luồng tiền và các rủi ro thanh khoản. Nhiều lúc doanh nghiệp đã không thể chủ động trong một số dự án lớn. Trước tình hình này, CEO và HĐQT đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp.
 
CEO đề xuất thuê một giám đốc tài chính chuyên nghiệp từ bên ngoài để có thể đáp ứng được những chiến lược đã đề ra. Tuy nhiên, đề xuất này của CEO đã gặp phải sự phản đối của các thành viên trong công ty. Bởi họ lo sợ người từ bên ngoài vào nắm vị trí nhạy cảm này rất dễ mang đến nhiều hệ lụy, như thất thoát tài chính, gây tổn thất cho công ty…... Bởi vậy, các cổ đông nhất quyết không đồng tình với quan điểm của CEO.
 
Tham gia trong chương trình có sự góp mặt của CEO Phạm Mạnh Tân - Giám đốc Công ty  TNHH Đầu tư Thương mại ULYTAN. Anh đã đưa ra những lập trường và quan điểm khách quan để bảo vệ ý kiến của mình. Ý kiến của anh đã nhận được sự tán thành của hai chuyên gia trong chương trình. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Saigon Books, khi muốn có sự thay thế CFO để hướng tới chuyên nghiệp thì CEO phải thuyết phục được HĐQT bằng cả cái lý và cái tình, cho họ thấy cái giá của sự thay đổi (điều được và mất) để từ đó quyết định có nhất thiết phải thay đổi hay không. Còn bà Nguyễn Phi Lan - Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ kiểm toán và Đảm bảo Công ty PwC nhấn mạnh “Tài chính luôn là một trong những yếu tố then chốt cho sự tồn tại của DN. Các DN Việt muốn phát triển lên một tầm cao mới thì cần có những thay đổi trong suy nghĩ. Và khi quyết định tuyển một CEO từ bên ngoài vào, cần lưu ý đến 2 yếu tố: đó là tính chuyên nghiệp (về mặt bằng cấp, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cùng rất nhiều yếu tố liên quan...) và tính minh bạch, gồm: thứ nhất là minh bạch về nội dung (tức có sự cam kết minh bạch trong việc chia – phân quyền, việc kiểm soát giữa Ban Quản trị, Ban Tổng Giám đốc và các chức danh chủ chốt khác…), thứ hai là minh bạch về hình thức (trong đó làm rõ mối quan hệ giữa CFO với HĐQT)….”
CEO Phạm Mạnh Tân chia sẻ quan điểm với các chuyên gia  của chương trình CEO – Chìa khóa thành công
 
Đón xem chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 ngày 01/10 cùng những góp ý của các chuyên gia sẽ giúp cộng đồng DN có những cái nhìn đa chiều về vấn đề này.
 
Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.
Xem lại chương trình tại: CEO – Chia khóathành công trên Youtube
Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme
Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868 
 
 
 
Hạnh Bình