clock

Doanh Nghiệp

08:48 01-09-2020

Chi phí làm nhà tiền chế là bao nhiêu?

Hiện nay nhà tiền chế nổi lên như một xu hướng xây dựng mới và được ứng dụng rất rộng rãi. Không thể phủ nhận rằng nhà tiền chế rất tiện lợi và có nhiều ưu điểm vượt trội. Vì thế chi phí làm nhà tiền chế có cao không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng Seico tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé!

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế là mô hình nhà thép rất được ưa chuộng trong nhiều năm gần đây. Trước khi tìm hiểu về chi phí làm nhà tiền chế cùng Seico tìm hiểu khái niệm, đặc điểm kết cấu của nó đã nhé!

 

Khái niệm nhà tiền chế

Nhà tiền chế còn được gọi với cái tên quen thuộc là nhà thép tiền chế. Đây là kiểu nhà được làm bằng bằng thép được chế tạo trước đó. Sau đó lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật kiến trúc đã định sẵn.

Để một sản phẩm nhà thép tiền chế hoàn thành cần trải qua 3 giai đoạn cơ bản đó là: Thiết kế, gia công kết cấu và tiến hành lắp dựng tại công trình cần lắp đặt.Khi triển khai 3 quá trình trên đã có sự kết hợp giữa kiểm tra và quản lý chất lượng giữa các bước.

Toàn bộ hệ thống của kết cấu thép thường được sản xuất sẵn đồng bộ và đưa ra công trường để lắp dựng một cách cực kỳ nhanh chóng.

 

Nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng để làm được một nhà tiền chế đòi hỏi kết cấu thép có sẵn đều phải có độ chính xác cao (đến từng centimet) trên các bản mẫu chi tiết. Nhờ vậy mà việc thi công lắp dựng nhà tiền chế rất nhanh chóng.

Kết cấu của nhà tiền chế

Kiểu nhà thép tiền chế này được ứng dụng rộng rãi ở các công trình công nghiệp có quy mô lớn như: Nhà xưởng, nhà kho, showroom, siêu thị hoặc công trình thương mại,…Chi phí làm nhà tiền chế vì thế cũng cao hơn so với nhà thép tiền chế dân dụng.

Các bộ phận cấu tạo nên một căn nhà tiền chế bao gồm:

  • - Hệ sơ cấp hay còn gọi là bộ khung chính nhà thép gồm các hệ thống kèo cột. Hệ thống này được gắn kết với nhau bằng các con bulong ốc vít chắc chắn.
  • - Hệ thứ cấp:Tất cả hệ thống xà gồ cho thanh giằng, mái lợp, tường mái.
  • - Hệ giằng hay chính xác đó là giằng mái và giằng cột.
  • - Hệ thống che chắn là các mái lợp và mái che từ chất liệu tôn phủ màu hoặc tôn mạ kẽm. Bên cạnh đó còn có các tấm PVC, tấm cách nhiệt để hứng ánh sáng bên ngoài vào.
  • - Hệ thống cửa, lối đi.
  • - Phụ kiện khác để hoàn thiện nhà tiền chế như cầu thang, ống nước, máy hút bụi, máy thông gió…

 

Ưu nhược điểm của nhà tiền chế

Bất kỳ loại hình nhà nào cũng đều có hai mặt là ưu điểm và nhược điểm. Ngoài điểm chi phí làm nhà tiền chế khác nhau thì chúng có ưu điểm, hạn chế gì?

Ưu điểm của nhà tiền chế

Bạn sẽ có câu trả lời tại sao hiện nay nhiều đơn vị lại chọn nhà tiền chế. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà Seico tổng hợp được.

  • - Cấu tạo nhà tiền chế đơn giản, không cầu kỳ vì chủ yếu là dùng chất liệu thép gộp lại.
  • - Tiết kiệm nhiều chi phí vì khung thép dựng lên ít tốn nhiều chi tiết hoặc vật liệu, tiết kiệm phí nhân công.
  • - Dễ dàng để vận chuyển linh hoạt cũng như lắp đặt và công tác bảo trì vì trọng lượng nhẹ.
  • - Được làm từ kết cấu thép vững chắc, chịu lực tốt.
  • - Có tính công nghiệp hóa cao khi mà nhiều đơn vị chuyển qua nhà tiền chế thay vì nhà xưởng truyền thống.
  • - So với cách truyền thống sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu phụ.
  • - Việc lắp nhà tiền chế rất đơn giản cho dù điều kiện thời tiết là mưa hay nắng.
  • - Giúp bạn tận dụng tối đa được không gian và diện tích cho nhà xưởng.
  • - Dễ dàng mở rộng quy mô cho diện tích xưởng .
  • - Độ chống thấm nước cao.

 

Hạn chế của nhà tiền chế

Chi phí làm nhà tiền chế rẻ hơn với cách làm nhà thông thường nhưng có 1 số hạn chế cần lưu ý sau:

  • - Thép có thể biến thành nhựa khi ở mức nhiệt độ 500-600 độ C nên bị giảm độ bền, nguy cơ sụp đổ cao. Vì thế ở các công trình có khả năng cháy nổ lớn cần chuẩn bị các biện pháp xử lý kịp thời.
  • - Khung thép bên ngoài sau một thời gian sử dụng sẽ bị hoen gỉ hoặc ăn mòn. Cần phải sơn một lớp bảo vệ phủ bên ngoài.

Chi phí làm nhà tiền chế là bao nhiêu?

Để làm nên một nhà thép tiền chế hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng phải trải qua nhiều công đoạn cũng như tiêu tốn nhiều khoản mục chi phí. Cụ thể là:

  • - Chi phí vật tư: Thép nguyên liệu để gia công kết cấu;  vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi; vật tư như sơn; các phụ kiện hoàn thiện
  • - Chi phí nhân công: Chi phí gia công, chi phí lắp dựng, chi phí xây dựng.
  • - Chi phí máy thi công: Máy để lắp đặt kết cấu khung nhà thép, các loại máy để san lấp mặt bằng, đào, ủi…
  • - Ngoài ra chi phí làm nhà thép tiền chế còn tuỳ vào diện tích, chiều cao, gia công, mái lợp và biến động đơn giá của thị trường…

Như vậy chi phí làm nhà tiền chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chưa kể mỗi một đơn vị sẽ có bảng giá khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về bảng giá có thể đến trực tiếp cửa hàng của Seico.

Seico hân hạnh đồng hành cùng bạn trên mọi công trình!

 

Linh Lam