clock

Trong Nước

08:30 28-02-2023

Chủ nghĩa tiêu dùng bền vững đang làm thay đổi các sàn TMĐT

Trước xu hướng mới của người tiêu dùng, các nền tảng TMĐT buộc phải điều chỉnh bộ máy vận hành, cũng như tăng cường hỗ trợ đối tác trên sàn trong các chiến dịch xanh nhằm tạo ra trải nghiệm mua sắm ý nghĩa, đồng thời giảm tác động lên môi trường.

Chủ nghĩa tiêu dùng bền vững "phủ sóng" toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nặng nề đang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng sống của nhân loại. Các hậu quả như suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước, ảnh hưởng môi trường sống của các loài thủy hải sản hay sản xuất nông nghiệp… trực tiếp làm giảm nguồn cung thực phẩm hàng ngày của con người, tăng giá cả hàng hóa…

Chẳng hạn, các tác động thời tiết (bão lũ, sạt lở đất, giá rét bất bất ngờ, hạn hán...) ảnh hưởng đến nông nghiệp, vận tải đường bộ... cũng có thể ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm và nhiên liệu...

Chủ nghĩa tiêu dùng bền vững đang làm thay đổi các sàn TMĐT - Ảnh 1.

Vì vậy, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn về môi trường với tư duy khôi phục hệ sinh thái để vừa góp phần giảm giá hàng hóa vừa làm cho mọi người sống có ý nghĩa hơn và ít tác động tới môi trường hơn. Lúc này, xu hướng tiêu dùng bền vững (sử dụng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản, nâng cao chất lượng sống nhưng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến cuộc sống của thế hệ sau) đang nổi lên trên thị trường toàn cầu như một điều tất yếu.

Theo khảo sát của Tập đoàn IBM năm 2021, 90% người tiêu dùng cho rằng dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững. Người mua sẵn sàng hạn chế sử dụng mặt hàng của các doanh nghiệp hoặc sản phẩm tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng.

Chủ nghĩa tiêu dùng bền vững đang làm thay đổi các sàn TMĐT - Ảnh 2.

"Người tiêu dùng có xu hướng quan tâm hơn với các sản phẩm giúp khôi phục hệ sinh thái"

Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Theo nhận định từ chuyên gia từ Lazada Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng chú ý nhiều hơn đến giá trị thương hiệu và khảo sát đã cho thấy 82% người dùng ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có cùng giá trị xã hội với họ. Họ muốn thương hiệu đóng góp nhiều hơn cho xã hội thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Do vậy, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao giá trị thương hiệu và trách nhiệm xã hội để có thể chinh phục trái tim người dùng."

Sàn TMĐT từng bước đón đầu xu hướng tiêu dùng bền vững 

Xét trong lĩnh vực TMĐT, các sàn trong nước đang có nhiều thay đổi trong khâu vận hành của mình, từ việc sử dụng pin năng lượng mặt trời trong quá trình chia chọn, cho đến nghiên cứu và phát triển các phương tiện giao hàng chạy bằng điện… Bên cạnh đó, các sàn cũng sáng kiến nhiều chiến dịch sử dụng nguyên liệu tái chế trong đóng gói hàng hóa, với sự tham gia của các thương hiệu và đối tác, nhằm lan tỏa xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường cho cộng đồng.

Giữa tháng 2 mới đây, Lazada Việt Nam cũng vừa phát hành cuốn Cẩm nang "Đóng gói hàng hóa hiệu quả, thân thiện với môi trường" dành cho nhà bán hàng trên sàn TMĐT. Cuốn cẩm nang mang đến các hướng dẫn cho các nhà bán hàng thuộc mọi quy mô có thể đóng gói hàng hóa đúng chuẩn và hiệu quả, tiết kiệm nguyên liệu đóng gói, giảm thiểu sai sót. Sáng kiến này của Lazada nhằm giúp nhà bán hàng có thể đóng gói sản phẩm hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời giảm thiểu rác thải ra môi trường.

Theo báo cáo năm 2022 của Tập đoàn thiết bị đóng gói Shorr, hiện nay, chính người tiêu dùng cũng đang yêu cầu các nhà bán lẻ sử dụng bao bì có thể tái chế và bền vững cho các sản phẩm của họ khi giao dịch mua hàng trực tuyến lẫn trực tiếp.

Chủ nghĩa tiêu dùng bền vững đang làm thay đổi các sàn TMĐT - Ảnh 3.

Lazada là một trong những đơn vị có nhiều hoạt động hỗ trợ đối tác lan tỏa xu hướng tiêu dùng bền vững.

Trước đó, Lazada cũng đã có nhiều hoạt động hướng đến việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Cụ thể, thương hiệu này đã phát động chương trình LazEarth trên 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhằm giới thiệu đến người dùng hơn 70 thương hiệu và 5.000 mặt hàng – chủ yếu thuộc ngành hàng thời trang và tiêu dùng nhanh – được sản xuất, đóng gói hoặc vận chuyển bằng cách giảm thiểu nhựa hoặc sử dụng vật liệu nhựa thân thiện với môi trường.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến chuyển, các thương hiệu và nhà bán hàng muốn phát triển chắc chắn sẽ phải liên tục cập nhật những xu hướng, hành vi mua sắm mới của người tiêu dùng để nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Cùng với việc từ chối các dịch vụ, sản phẩm gây tác động tiêu cực lên với môi trường từ người tiêu dùng, những sàn TMĐT không chịu chuyển mình khó tránh khỏi nguy cơ bị thụt lùi, thậm chí bị đào thải khỏi thị trường Việt Nam - nơi đang phát triển thần tốc, nhưng cũng đang ngày càng có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn.