clock

Bất Động Sản

08:26 21-09-2023

Chuyên gia chỉ điểm những “vùng đất có thóc” cho nhà đầu tư bất động sản

“Những người đầu cơ bất động sản hãy quên đi những nơi đất lành chim đậu, mà phải tìm tới những nơi đất có thóc để chim ăn”.

 

Chuyên gia chỉ điểm những “vùng đất có thóc” cho nhà đầu tư bất động sản - Ảnh 1.

Đó là chia sẻ của TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế. Trong phần trao đổi tại Hội thảo "Bất động sản phía Nam đón đầu cơ hội phát triển hạ tầng" diễn ra mới đây, TS. Đinh Thế Hiển đánh giá cao các chính sách của Chính phủ trong việc kiểm soát thị trường.

Ông Hiển cho rằng, vào năm 2022, tất cả chuyên gia đều cho rằng những quy định quy định thắt chặt trái phiếu doanh nghiệp, dự án đầu tư làm bóp nghẹt thị trường bất động sản? Ông Hiển đặt lại câu hỏi: "Các chính sách đó có thực chất đang bóp nghẹt thị trường hay không?"

Theo ông Hiển, Việc nhận định không đúng sẽ dẫn đến việc dự đoán không đúng về thị trường bất động sản. Để phát triển một nền kinh tế và thị trường bất động sản bền vững, cần phải giám sát chặt chẽ ngân hàng, các quy trình làm dự án đúng pháp lý… Cụ thể, ngân hàng không được dùng vốn ngắn hạn huy động để vay dài hạn quá tỉ lệ.

“Trong những năm đại dịch 2020, 2021, GDP xuống còn có 2% mà thị trường phát triển, giá tăng rất cao trong giai đoạn đó. Năm 2019, chúng ta có một mong muốn có một thị trường điều chỉnh và những chính sách mà chúng ta tưởng chừng như bóp nghẹt thị trường của Chính phủ, nhưng đây là những chính sách mà chúng ta cần ở những năm 2018-2019 như việc giám sát ngân hàng, tránh sân sau, cho vay chuẩn mực, kiểm soát dòng tiền vào bất động sản”, ông Hiển nói.

 

Ông Hiển đánh giá, ở góc độ 2019, Chính phủ đang hỗ trợ tốt cho thị trường bất động sản bền vững bằng những chính sách giám sát ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, vấn đề thực hiện dự án.

Đối với cơ hội đầu tư hiện nay, ông Hiển cho rằng, tại thị trường bất động sản phía Nam với trung tâm là TP.HCM, trong vòng bán kính xung quanh 100km, những người đầu cơ bất động sản hãy quên đi những nơi đất lành chim đậu, mà phải tìm tới những nơi đất có thóc để chim ăn.

Nhận định về vùng đất “có thóc” trong thời gian tới, ông Hiển cho rằng điều này phụ thuộc vào yếu tố thương mại dịch vụ. Cụ thể, một số khu vực như TP.HCM và Biên Hòa và một phần Vũng Tàu là nơi có tiềm năng.

Ngoài ra, các khu công nghiệp mọc ra ở những nơi có hạ tầng tốt, đường xá giao thông thông thoáng và đặc biệt là có cảng biển sẽ là những nơi thu hút “chim tới ăn”.

Đáng chú ý, sắp tới các khu vực hạ tầng phía Nam sau nhiều năm trì trệ sẽ bắt đầu có những bước tiến mới. Tới năm 2025, khi cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 3… sẽ tạo bước đột phá cho nền kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, cảng Cái Mép – Thị Vải được kết nối hạ tầng đồng bộ cũng sẽ là tiền đề cho những vùng đất “nóng” trong thời gian tới. Những điều này hứa hẹn sẽ giúp những bất động sản khu vực này phát tăng trưởng một cách bền vững.

 
 

 

 

 

Chuyên gia chỉ điểm những “vùng đất có thóc” cho nhà đầu tư bất động sản - Ảnh 1.

Đó là chia sẻ của TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế. Trong phần trao đổi tại Hội thảo "Bất động sản phía Nam đón đầu cơ hội phát triển hạ tầng" diễn ra mới đây, TS. Đinh Thế Hiển đánh giá cao các chính sách của Chính phủ trong việc kiểm soát thị trường.

Ông Hiển cho rằng, vào năm 2022, tất cả chuyên gia đều cho rằng những quy định quy định thắt chặt trái phiếu doanh nghiệp, dự án đầu tư làm bóp nghẹt thị trường bất động sản? Ông Hiển đặt lại câu hỏi: "Các chính sách đó có thực chất đang bóp nghẹt thị trường hay không?"

Theo ông Hiển, Việc nhận định không đúng sẽ dẫn đến việc dự đoán không đúng về thị trường bất động sản. Để phát triển một nền kinh tế và thị trường bất động sản bền vững, cần phải giám sát chặt chẽ ngân hàng, các quy trình làm dự án đúng pháp lý… Cụ thể, ngân hàng không được dùng vốn ngắn hạn huy động để vay dài hạn quá tỉ lệ.

“Trong những năm đại dịch 2020, 2021, GDP xuống còn có 2% mà thị trường phát triển, giá tăng rất cao trong giai đoạn đó. Năm 2019, chúng ta có một mong muốn có một thị trường điều chỉnh và những chính sách mà chúng ta tưởng chừng như bóp nghẹt thị trường của Chính phủ, nhưng đây là những chính sách mà chúng ta cần ở những năm 2018-2019 như việc giám sát ngân hàng, tránh sân sau, cho vay chuẩn mực, kiểm soát dòng tiền vào bất động sản”, ông Hiển nói.

 

Ông Hiển đánh giá, ở góc độ 2019, Chính phủ đang hỗ trợ tốt cho thị trường bất động sản bền vững bằng những chính sách giám sát ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, vấn đề thực hiện dự án.

Đối với cơ hội đầu tư hiện nay, ông Hiển cho rằng, tại thị trường bất động sản phía Nam với trung tâm là TP.HCM, trong vòng bán kính xung quanh 100km, những người đầu cơ bất động sản hãy quên đi những nơi đất lành chim đậu, mà phải tìm tới những nơi đất có thóc để chim ăn.

Nhận định về vùng đất “có thóc” trong thời gian tới, ông Hiển cho rằng điều này phụ thuộc vào yếu tố thương mại dịch vụ. Cụ thể, một số khu vực như TP.HCM và Biên Hòa và một phần Vũng Tàu là nơi có tiềm năng.

Ngoài ra, các khu công nghiệp mọc ra ở những nơi có hạ tầng tốt, đường xá giao thông thông thoáng và đặc biệt là có cảng biển sẽ là những nơi thu hút “chim tới ăn”.

Đáng chú ý, sắp tới các khu vực hạ tầng phía Nam sau nhiều năm trì trệ sẽ bắt đầu có những bước tiến mới. Tới năm 2025, khi cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Vành đai 3… sẽ tạo bước đột phá cho nền kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, cảng Cái Mép – Thị Vải được kết nối hạ tầng đồng bộ cũng sẽ là tiền đề cho những vùng đất “nóng” trong thời gian tới. Những điều này hứa hẹn sẽ giúp những bất động sản khu vực này phát tăng trưởng một cách bền vững.