clock

Trong Nước

07:33 13-01-2016

Con số cho thấy phong trào khởi nghiệp Việt Nam đang hừng hực khí thế

Trong năm qua, lĩnh vực khởi nghiệp Việt Nam chứng kiến 67 thương vụ đầu tư, tăng 130% so với năm 2014, theo báo cáo của Topica Founder Institue (TFI). Tuy nhiên, phần lớn các thương vụ đều không được công khai.

Cụ thể, đại diện TFI nói rằng: “67 là con số mà chúng tôi thu thập dữ liệu và thông tin từ những nguồn đáng tin cậy, cả công khai và không công khai. Thậm chí còn có thể có nhiều thỏa thuận hơn”. Số lượng các thương vụ đầu tư vẫn tiếp tục tăng trong 5 năm quá, từ mức chỉ 10 giao dịch trong năm 2011.

Trong số những thỏa thuận mới trong năm 2015, đáng chú ý và lớn nhất có 4 vòng huy động vốn C. Bao gồm: Tiger Global Managemetn đầu tư vào Foody; Khoản đầu tư của Unitus Impact vào ICare Benefit của Mobivi (số tiền của thương vụ được tiết lộ là 20 triệu USD); 15 triệu USD từ Templeton Emerging Markets Group vào chuỗi nhà hàng Huy Việt Nam và cuối cùng là 14 triệu USD từ nhà đầu tư Đức là Hubert Burda vào công cụ tìm kiếm Cốc Cốc.

Thêm nữa, một nguồn tin cho biết còn có 1 vòng huy động vốn lớn không được tiết lộ với giá trị lên tới 8 chữ số.

Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 48% trong tổng các vòng angel và seed. TFI kỳ vọng rằng năm 2016 sẽ chứng kiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường startup Việt Nam hơn nữa; Gia tăng các vòng huy động C và D ngay cả khi năm 2015 đã chứng kiến số vòng huy động vốn C nhiều hơn.

6 thương vụ mua lại trong năm 2015 đa phần đều liên quan đến các công ty nước ngoài. Thương vụ lớn nhất có lẽ là việc Fossil Group chi 260 triệu USD mua lại Misfit.

Tổng thể, vòng huy động vốn A chiếm tỷ lệ lớn nhất (37,1%) trong số các thỏa thuận trong năm ngoái, theo sau là vòng huy động vốn seed với 25,5%. Vòng B và C chiếm mức thấp nhất là tỷ lệ 6,5% trong khi các thương vụ mua bán chiếm 9,7%.

Trong đó, thương mại điện tử (23%), truyền thông (24,6%), công nghệ tài chính (9,8%) và công nghệ giáo dục (4,9%) là top 4 lĩnh vực nhận được đầu tư lớn nhất.

Theo ông Mai Duy Quang – đồng giám đốc của TFI thì công nghệ giáo dục đang là xu hướng đầu tư "hot" trong khi công nghệ tài chính cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các nhà đầu tư mạo hiểm.

“Khi mỗi công nghệ được phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp, các công ty khởi nghiệp gặp phải thử thách buộc phải tạo ra sự khác biệt bởi những công ty lớn, tầm cỡ cũng tham gia vào cuộc chơi".

Trong năm 2016, TFI nói rằng khi hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển hơn nữa, sẽ có người phải rút lui, cũng có những "tân binh".

Cũng theo báo cáo của TFI, hiện các công ty khởi nghiệp Việt Nam đang nhận được sự giúp đỡ của 9 tổ chức ươm mầm khởi nghiệp, thêm 5 trung tâm thuộc sở hữu của nhà nước.

Các nhà đầu tư hết sức đa dạng, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu đến các tập đoàn lớn trong nước...

 

Theo Trí Thức Trẻ/DealstreetAsia