clock

Công Nghệ

05:23 01-10-2015

Cuộc chiến công nghệ: Triết lý bền vững là kim chỉ nam

Sự ra đời của điện thoại di động đã làm thay đổi cả thế giới.

Hai mươi năm trước, không ai tin rằng mọi liên lạc, giải trí, học tập, công việc và kết nối với cả thế giới sẽ chỉ gói gọn trong một thiết bị điện tử nhỏ trong tầm tay. Hai mươi năm sau, điều đó trở thành sự thật với hầu hết dân số trên thế giới. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng thay đổi đa dạng. Đó cũng là nguyên nhân của các cuộc chạy đua công nghệ không ngừng nghỉ giữa các nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới.

Cuộc chạy đua theo nhu cầu người tiêu dùng

Lịch sử đã chứng kiến nhiều thay đổi về thiết kế và công nghệ của điện thoại di động. Từ những chiếc điện thoại analog với ăng-ten dài và kích thước khá cồng kềnh cho tới những bàn phím QWERTY, nắp gập, nắp trượt, hai màn hình, màn hình cảm ứng hai điểm cho tới màn hình cảm ứng đa điểm, thị trường điện thoại tại thời điểm hiện tại gần như đã bão hòa về thiết kế. Công nghệ và ứng dụng cũng vậy.

Người tiêu dùng dễ dàng rơi vào mê cung với sự xuất hiện của nhiều dòng điện thoại và những cải tiến không ngừng nghỉ của các nhãn hàng trên thị trường. Các sản phẩm điện thoại cũng biến thiên đa dạng theo nhu cầu người tiêu dùng, nhưng cũng vì thế, người tiêu dùng đã tự rơi vào sự mâu thuẫn của chính mình. Họ có thể đặt ra những yêu cầu rất cao ở một chiếc điện thoại thông minh cao cấp nhưng cũng dễ dàng thỏa hiệp với những sản phẩm chỉ là bản nâng cấp chút ít so với bản đầu tiên.

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với điện thoại ngày càng phong phú và đa dạng

Chạy theo nhu cầu của người tiêu dùng như vậy, các ông lớn trong làng điện thoại liệu có kiệt sức và cạn kiệt ý tưởng không? Bài toán đặt ra cho cả ngành công nghệ điện thoại: Chạy theo thị hiếu đám đông hay thể hiện tầm nhìn chiến lược đón đầu nhu cầu của họ? Hay nói một cách khác, kẻ chiến thắng trong cuộc đua công nghệ chính là người tiên phong và tạo nên thời thế.

Các xu hướng mới về điện thoại di động

Năm 2011, Samsung đã cho ra đời khái niệm “màn hình cỡ lớn” khi đưa ra chiếc Galaxy Note với màn hình kết hợp giữa điện thoại và máy tính bảng. 5 năm trôi qua, câu trả lời đã rõ ràng: Câu chuyện về một chiếc điện thoại di động màn hình lớn là tiêu chuẩn mới cho công việc và nhu cầu giải trí của người tiêu dùng.

Kể đến thời điểm hiện tại, khi tất cả các ông lớn công nghệ từ HTC, Apple, Sony, LG cho đến các hãng điện thoại giá rẻ mới nổi của Trung Quốc như Xiaomi, Huawei… đang chạy theo những chiếc điện thoại màn hình kích cỡ lớn, thì ông trùm công nghệ Hàn Quốc lại bất ngờ ra mắt một phát kiến công nghệ khiến cả giới công nghệ và người tiêu dùng… khó tin. Những sản phẩm điện thoại với thiết kế màn hình cong đầu tiên trên thế giới của Samsung khiến người ta tự hỏi liệu có phải Samsung đã phá vỡ mọi chuẩn mực của sự sáng tạo không?

Tất nhiên, từ xu hướng màn hình lớn năm nào cho tới đột phá màn hình cong những năm gần đây, khẳng định một bước tiến vượt bậc đầy táo bạo của Samsung về mặt công nghệ. Liệu đột phá về thiết kế công nghệ này có tiếp tục ghi tiếp dấu mốc vàng của màn hình lớn năm nào, kết quả sẽ được chứng minh trong thời gian không xa.

Chiến lược chạy đường dài cũng cần nội lực

Cuộc chiến công nghệ là một chặng đường dài và nếu chỉ là người đón đầu xu thế thôi cũng chưa đủ. Hầu hết các hãng điện thoại hiện nay vẫn phải trông chờ vào các công ty cung ứng công nghệ và phần cứng riêng lẻ.

Nhưng với ông trùm công nghệ Samsung thì ngược lại, quy trình sản xuất một chiếc điện thoại thông minh của Samsung là một chu trình hoàn toàn khép kín. Các nhà máy Samsung có thể tự thực hiện tất cả các công đoạn sản xuất ra một chiếc điện thoại di động từ ép vỏ, sơn, gia công bảng mạch đến lắp ráp, hoàn thiện khi ứng dụng công nghệ hiện đại nhất của Samsung.

Đây là mô hình nhà máy sản xuất điện thoại di động khép kín duy nhất trên thế giới. Điều này cho phép Samsung liên tục ra mắt các mẫu điện thoại nhanh và nhiều hơn bất kỳ hãng nào, cũng như đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt do giảm thiểu được chi phí nhập khẩu, vận chuyển nguyên thiết bị.

Samsung là mô hình nhà máy duy nhất sản xuất điện thoại theo quy trình khép kín

Các sản phẩm Samsung cam kết sử dụng 100% giấy tái chế làm bao bì và nhựa plastic (có thể tái chế) để sản xuất các thiết bị, linh kiện cho dòng sản phẩm này. Quy tắc 3R (Recycle – Reuse - Reduce/ Tái chế, tái sử dụng và tiết giảm (giảm thiểu rác thải) khi được một doanh nghiệp cam kết thực hiện chính là một trong những điều chứng minh họ đứng về phía người tiêu dùng và tạo được một chỗ đứng trong lòng những người tiêu dùng.

Cuộc chạy đua công nghệ hãy còn bất phân thắng bại, kết quả vẫn còn là một ẩn số đối với tất cả, nhưng trên tất thảy, ưu thế sẽ nghiêng về những kẻ biết rõ quy luật và giữ đúng tôn chỉ về kinh doanh và công nghệ bền vững.

 

A.D

Theo Trí thức trẻ