clock

XE

07:27 08-04-2016

Đây là 8 điều tài xế phải làm, nếu không muốn gặp tai nạn khi lái xe đường trường

Một tai nạn nhỏ cũng có thể trở thành nghiêm trọng khi di chuyển ở vận tốc cao. Do đó, cẩn trọng không bao giờ thừa khi lưu thông trên những cung đường xa.

1. Luôn kiểm tra xe trước khi đi xa

Kiểm tra xe trước khi đi xa để đảm bảo an toàn cho cả hành trình.

Kiểm tra xe trước khi đi xa để đảm bảo an toàn cho cả hành trình.

Kiểm tra những hạng mục cơ bản như nước làm mát, dầu phanh, lốp, đèn, v.v... không bao giờ là thừa trong những chuyến đi xa.

Tâm lý thường thấy ở người lái xe đó là: hôm qua còn đi tốt, hôm nay chưa cần kiểm tra. Dù là một phương tiện có độ an toàn cao nhưng tốc độ lớn cũng mang đến nhiều rủi ro khi lưu thông bằng xe hơi.

2. Tạo thói quen không đánh lái gấp

Kiểu đánh lái hand-to-hand giảm thiểu khả năng đánh lái gấp.

Kiểu đánh lái hand-to-hand giảm thiểu khả năng đánh lái gấp.

Ngay cả những siêu xe Lamborghini hay Ferrari với những công nghệ chống lật hàng đầu hiện nay, đánh lái gấp ở vận tốc cao đều mang lại những hậu quả nặng nề.

Kiểu đánh lái hand-to-hand (như chúng tôi đã từng đề cập ở đây) là một trong những giải pháp giúp hạn chế đánh lái gấp, kể cả trong những tình huống giật mình. Tuy nhiên, cũng cần làm quen với kiểu đánh lái này trước khi có thể sử dụng trong thực tế.

3. Nhìn xa hơn đuôi xe phía trước

Nhìn xa hơn đuôi xe phía trước giúp người lái sẵn sàng nhanh hơn với những tình huống bất ngờ.

Nhìn xa hơn đuôi xe phía trước giúp người lái sẵn sàng nhanh hơn với những tình huống bất ngờ.

Hầu hết lái xe sẽ vô thức tập trung nhìn vào đuôi xe phía trước khi đi trên đường dài. Nhưng những tình huống bất ngờ diễn ra ở phía trước nữa đôi khi mới nằm ngoài tầm kiểm soát của người lái.

Học cách để ý tới phía trước của xe trước mặt, nhìn qua kính hậu của xe trước mặt, sẽ giúp người lái dễ ứng phó với những tình huống bất trắc hơn.

4. Xi-nhan trong mọi tình huống thay đổi vị trí

Ngay cả khi đang di chuyển ở làn trong cùng gần lề đường, trước khi đi sát lề đường để dừng lại, người lái cũng cần xi-nhan ra hiệu.

Ngay cả khi đang di chuyển ở làn trong cùng gần lề đường, trước khi đi sát lề đường để dừng lại, người lái cũng cần xi-nhan ra hiệu.

Không phải tài xế nào cũng có thói quen này. Đôi khi việc thay đổi vị trí quá nhanh khiến người lái lười hoặc quên xi-nhan. Lấy ví dụ khi bạn cần di chuyển sang bên phải xe trước mặt để vượt, liệu bạn có nhớ để xi-nhan khi quay trở lại làn ban đầu?

5. Kiểm tra kính chiếu hậu thường xuyên

 

Khi chuyển làn hay thay đổi hướng đi, việc kiểm tra kính chiếu hậu là bắt buộc. Nhưng trong những tình huống đi thẳng thì sao? Vẫn cần kiểm tra kính chiếu hậu thường xuyên để nắm bắt tình hình giao thông đang diễn ra xung quanh xe.

6. Không bám đuôi

 

Việc giữ khoảng cách an toàn là một trong những kiến thức thiết yếu khi thi bằng lái, nhưng thực tế rất ít lái xe tuân theo kiến thức này.

7. Duy trì tốc độ sau khi vượt

 

Sau khi vượt xe, tốt nhất nên duy trì tốc độ vượt sau một khoảng thời gian nhất định, rồi bình tĩnh quan sát phía sau trước khi giảm tốc độ.

Do thói quen xấu của nhiều tài xế Việt Nam là chạy kiểu bám đuôi, việc giữ tốc độ sau khi vượt là hoàn toàn cần thiết.

8. Giảm tốc độ khi thời tiết xấu

 

Với tốc độ tối đa ở các tuyến đường ngoại thành hiện đã lên tới 90 km/h, việc giảm tốc khi thời tiết xấu là hoàn toàn cần thiết. Để dừng lại hoàn toàn từ vận tốc 90 km/h, con số trung bình do các công ty bảo hiểm danh tiếng đưa ra (với xe con) là khoảng 6 giây và quãng đường trôi xe là khoảng hơn 150 m.

Thành NT/Theo Trí Thức Trẻ