Trong Nước
04:52 27-10-2017Điều khó hiểu trong dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Đề xuất của Bộ Tài chính về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt nhằm điều tiết tiêu dùng với đồ uống được cơ quan dự thảo nhận định là nguyên nhân của chứng béo phì và các bệnh tiểu đường, tim mạch lại thiếu các bằng chứng khoa học cần thiết.
Ngày 18/7/2017, tại Trung tâm hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội diễn ra hội thảo do hội Dinh dưỡng quốc gia, Soha.vn tổ chức với chủ đề "Phòng chống béo phì, thừa cân ở Việt Nam và cảnh báo của chuyên gia".
Tại hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia dinh dưỡng - y tế hàng đầu, đại biểu, doanh nhân, người nổi tiếng đến từ Bộ Y tế, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Viện Dinh dưỡng Việt Nam, Bệnh viện Nhi TƯ, Hiệp hội KHKT an toàn thực phẩm Việt Nam…
Một trong những chủ đề được thảo luận sôi nổi tại hội thảo là dự thảo về luật thế tiêu thụ đặc biệt mới của Bộ Tài chính, với nhận định của cơ quan dự thảo cho rằng tiêu dùng các sản phẩm nước ngọt là nguyên nhân của chứng béo phì ở người Việt, đặc biệt là ở trẻ em.
Trước vấn đề này, Thạc sĩ Phạm Thị Ngọc – đại diện Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam đặt câu hỏi liệu chính sách tăng thuế của cơ quan dự thảo có hiệu quả trong việc kiểm soát thừa cân, béo phì hay không.
"Chúng ta đều đồng ý rằng béo phì thì cần có những biện pháp để kiểm soát, phòng chống hiệu quả. Các chuyên gia chỉ ra rằng chúng ta phải tăng cường truyền thông, thay đổi hành vi nhận thức, nhưng gần đây, vấn đề này được đưa vào chính sách của Việt Nam thông qua dự thảo luật thuế TTĐB bổ sung, tăng thuế với các sản phẩm đồ uống công nghiệp.
Các mặt hàng được đề nghị bổ sung tăng thuế bao gồm nước có gas, nước không gas, tăng lực, trà cà phê sản xuất công nghiệp với lý do là các sản phẩm này được ban dự thảo coi là một trong những thực phẩm nguyên nhân gây nên bệnh thừa cân béo phì.
Trong khi đó, các báo cáo của chuyên gia dinh dưỡng không cho thấy mối liên quan giữa béo phì thừa cân với vấn đề mà bộ tài chính đưa ra. Như vậy, chính sách này liệu có hiệu quả trong kiểm soát thừa cân béo phì hay không?", bà Ngọc đặt câu hỏi.
Trả lời về câu chuyện đánh thuế nhằm phòng chống béo phì, TS Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam đặt ra thắc mắc về bằng chứng khoa học của dự thảo nào. Ông cho biết, phần lớn các chuyên gia tại hội thảo đều không thể chỉ ra được mối luên quan giữa nước ngọt, thực phẩm công nghiệp với thừa cân béo phì, vì vậy, nếu lấy đây là nguyên nhân để đưa ra luật thuế sẽ trở nên khiên cưỡng và thiếu cơ sở.
"Ý tôi là ta đưa ra một vấn đề thì không thể làm một cách cảm tính được, phải có số liệu. Trong khoa học, khi khảo sát một vấn đề cần có hai nội dung gồm định lượng và định tính.
Hiện nay ta mới nói đến định tính, tức là đưa ra các nhận định sản phẩm này có thể gây ra tác động A, B… và phỏng vấn một số người; còn định lượng phải trả lời được câu hỏi sử dụng bao nhiêu gram đường một ngày thì có thể gây ra béo phì lại chưa có.
Đó là vấn đề về bằng chứng khoa học, và cần phải có trước khi thông qua bất cứ vấn đề gì", TS Từ Ngữ nêu quan điểm.
TS. BS Phạm Quang Thuận thuộc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho rằng môi trường sống tĩnh tại, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì, thừa cân, và tập thể dục với cường độ vừa phải nhưng đều đặn được xem là một biện pháp dễ thực hiện nhưng có hiệu quả lâu dài đề phòng chống thừa cân, béo phì.
"Những người thừa cân, béo phì thấy thật sự khó khăn ngay cả chỉ để di chuyển loanh quanh do tải trọng cơ học, nguy cơ chấn thương và các vấn đề khác… Đạp xe, các bài tập thể dục dưới nước, bơi, nhất là ở biển hoặc các bể tạo sóng là những loại hình tập luyện dễ thực hiện và đặc biệt hữu ích", TS Thuận chia sẻ.
Thực tế cho thấy, khi nhắc đến các giải pháp để phòng chống thừa cân, béo phì, nhiều chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh đến việc thay đổi thói quen sinh hoạt, kết hợp thể thao, thay vì chỉ thực hiện một biện pháp đơn lẻ như giảm một hoặc một số nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn.
Nestlé Việt Nam đã đưa ra nhiều hành động cụ thể góp phần vào cuộc chiến chống thừa cân béo phì cho trẻ em.
Đó là phát triển phong trào thể thao học đường thông qua các giải thi đấu thể thao cho học sinh trên toàn quốc, cung cấp các trang thiết bị thể thao cho các trường học tại nhiều địa phương trong khuôn khổ chương trình "Năng động Việt Nam".
Đó là cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin minh bạch trên bao bì cho từng khẩu phần sử dụng của sản phẩm về mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của một số chất dinh dưỡng chính – năng lượng, muối, đường, chất béo, giúp người tiêu dùng có những thông tin cần biết để kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm một cách chủ động.
Đó là nguyên tắc truyền thông có trách nhiệm với trẻ nhỏ: nghiêm cấm hoạt động tiếp thị truyền thông tới trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, giới hạn hoạt động truyền thông tới trẻ từ 6- 12 tuổi đối với các sản phẩm thực phẩm & đồ uống chưa đáp ứng tiêu chí dinh dưỡng của EU, và từ 1/1/2018, không tiếp thị các sản phẩm bánh quy , bánh kẹo, thức uống có đường, kem tới trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
theo Nhịp sống kinh tế
Tin liên quan
- Công bố đồng phục chính thức của giải golf Doanh nhân mùa Đông 2024
- Khởi nghiệp từ những món quà tặng mẹ, chàng trai 9X mang về doanh thu “khủng”
- DiHotel tặng phần mềm đào tạo ngành Du lịch cho Đại học Kiên Giang
- Mở rộng hoạt động, DN Đức xây dựng nhà máy lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam