clock

Văn Hóa

08:34 12-04-2021

Dùng sức kiếm tiền chỉ có nghèo mãi, dùng tiền kiếm tiền mới có thể đạt tự do tài chính

Người giàu luôn dùng số tiền kiếm được đầu tư vào dự án mới để "tiền đẻ ra tiền". Ngược lại, người nghèo quanh năm suốt tháng chỉ biết dựa vào sự chăm chỉ của bản thân để đảm bảo cuộc sống đủ 3 bữa cơm hằng ngày... Nhưng nếu bạn chỉ biết tiết kiệm mà không biết đầu tư vào các khoản khác thì thường dẫn đến thất bại trong việc quản lý tài chính.

Dùng sức kiếm tiền chỉ có nghèo mãi, dùng tiền kiếm tiền mới có thể đạt tự do tài chính
 

Trong thời đại lạm phát ngày nay, với chi phí tiêu dùng tăng cao qua từng năm, những người làm công ty rất khó giàu lên chỉ bằng tiền lương.

Qua phân tích về những người mãi bận rộn vẫn chưa giàu có, chúng ta có thể thấy rằng, kiếm tiền là một việc khó, và muốn làm giàu lại càng khó. Hơn nữa, đối với những người làm công ăn lương, họ sẽ không có thu nhập nếu mất việc.

Do đó, Robert Kiyosaki, tác giả của cuốn sách "Cha giàu, cha nghèo" tin rằng, hầu hết những người thuộc từng lớp lao động trước hết phải để thu nhập cao hơn chi tiêu thì mới có cơ hội nhảy ra khỏi "vòng tròn nghèo" và lấy tự do tài chính.

Vì vậy, nếu ai đang còn là một "người nghèo bận rộn", hãy cố gắng tiết kiệm mỗi tháng, dù ít hay nhiều cũng được, sau đó dùng số tiền tích lũy được đi đến giai đoạn dùng tiền kiếm tiền. Bởi vì chỉ có cách này mới giúp bạn được thăng tiến.

Thu nhập – tiền tiết kiệm = chi tiêu.

Cứ theo công thức này vào những tháng đầu để tích lũy tiền được liên tục, khoảng thời gian này bạn cần cố gắng kiên trì đến cùng.

Cần lưu ý rằng, trừ khi bạn đã học hỏi và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực tài chính, còn không nên áp dụng cách tiếp cận thận trọng và không tham lam.

Tôi không khuyến khích bạn dùng số tiền cực khổ kiếm được để mua trải nghiệm. Nếu vì vậy mà để lại thất bại, nỗi ám ảnh vì thiếu hiểu biết sẽ khiến bạn suy giảm niềm tin đầu tư rất nhiều trong tương lai.

Dùng sức kiếm tiền chỉ có nghèo mãi, dùng tiền kiếm tiền mới có thể đạt tự do tài chính  - Ảnh 1.
 

Kiếm tiền bằng tiền tốt hơn nhiều so với kiếm tiền bằng sức khỏe

Theo Báo cáo Tài sản thế giới hằng năm lần thứ 10 do Merrill Lynch công bố, số người giàu nhất thế giới với hơn 1 triệu đô la đã vượt quá 8,71 triệu người và tài sản của họ tăng 8,51%. Nhưng 10 năm trước, số người giàu nhất chỉ có 4,5 triệu người. Hiện nay, số lượng các cá nhân siêu giàu với số tài sản hơn 30 triệu đô la Mỹ đã tăng 10,21%, đạt mốc 855 triệu người.

Tốc độ tăng trưởng của người giàu trên thế giới không đồng đều giữa các nước, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương đứng đầu thế giới. 

Vậy những người giàu có này đã khởi nghiệp trên cơ sở nào?

Có nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là cách quản lý tài chính.

Từ thời xa xưa, người ta đã hiểu quy luật kiếm tiền tốt nhất chính là dùng tiền kiếm tiền.

Muốn hiểu được cách thức làm giàu này, trước tiên phải biết khái niệm "tiền vốn". Ông trùm dầu mỏ người mỹ John Davison Rockefeller đã từng đưa ra một ví dụ rất sinh động về nó:

"Đối với doanh nhân, tiền vốn giống như máu đang lưu thông khắp cơ thể. Nếu máu lưu thông kém, sẽ dễ dẫn đến rối loạn cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tương tự, nếu sử dụng tiền vốn không đúng cách có thể khiến doanh nghiệp dễ thất bại trên thị trường. Thế nên, làm sao duy trì tiền vốn linh hoạt là điều mà mọi nhà kinh doanh cần phải quan tâm."

Câu này cho chúng ta biết rằng, chỉ khi đẩy nhanh hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả từ tiền vốn tích lũy ban đầu, chúng ta mới có thể tạo ra càng nhiều của cải.

Người giàu luôn dùng số tiền kiếm được đầu tư vào dự án mới để "tiền đẻ ra tiền". Ngược lại, người nghèo quanh năm suốt tháng chỉ biết dựa vào sự chăm chỉ của bản thân để đảm bảo cuộc sống đủ 3 bữa cơm hằng ngày. Họ vất vả tích trữ số tiền kiếm được, nhưng lại phải tiêu hết nó nhanh chóng trong một ngày khi bệnh tật, tai nạn hoặc gặp sự cố bất ngờ...

Đồng ý rằng tiết kiệm là bước đầu tiên trong quản lý tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ biết tiết kiệm mà không biết đầu tư vào các khoản khác thì thường dẫn đến thất bại trong việc quản lý tài chính.

Những người nghèo bận rộn tiết kiệm tiền, phần lớn là vì tính an toàn của nó. Theo một nghĩa nào đó, gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ an toàn hơn nhiều so với dùng nó đầu tư, bởi vì dính vào kinh doanh chắc chắn sẽ có tính rủi ro lớn.

Đặc biệt, khi gửi ngân hàng, dù họ có bị trộm mất sổ tiết kiệm vẫn có thể báo mất và lấy lại. Dù tình hình kinh tế xã hội thế nào, họ vẫn chắc chắn bản thân sẽ nhận được tiền lãi ở khoảng thời gian tương lai.

Nhưng những người gửi tất cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng sẽ không thể giàu lên, thậm chí khi về già. Trong ngắn hạn, gửi tiết kiệm vào ngân hàng là an toàn, nhưng về lâu dài, đó là một cách quản lý tiền rất thất bại.

Dùng sức kiếm tiền chỉ có nghèo mãi, dùng tiền kiếm tiền mới có thể đạt tự do tài chính  - Ảnh 2.
 

Lời khuyên tài chính

Trong đầu tư tài chính, sai lầm phổ biến nhất của nhiều người là họ không thể phân biệt được giữa ổn định và an toàn.

Ổn định là duy trì một số lợi tức từ một việc đầu tư nhất định trong một số năm nhất định ở tương lai.

Giá trị thực tế của tiền không chỉ đơn giản được xác định bởi mệnh giá tờ tiền, mà cách tiêu dùng sẽ giúp bạn tạo ra các kết quả rất khác nhau.

Nếu học được cách tiêu tiền hợp lý, nó có thể mang lại cho bạn thu nhập gấp mấy lần, hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần hiện tại. Nếu không dám tiêu, bạn chỉ có thể sống qua ngày như hiện tại.

Người giàu thấy rõ điều này, chính vì vậy theo quan điểm của họ, tiền kiếm là để tiêu, muốn kiếm tiền càng phải dám tiêu tiền.

Do đó, sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người bình thường là cách chi tiêu. Người giàu dám tiêu cho công việc, miễn nó kiếm thêm nhiều tiền cho họ. Người nghèo không dám mạo hiểm.

Đối với những người không giỏi quản lý, đầu tư tài chính, tuy nhìn đâu cũng thấy cơ hội, nhưng thực chất đâu đâu cũng ẩn chứa cạm bẫy, chỉ cần mù quáng đặt chân, họ sẽ lỗ nặng.

Vì vậy, muốn giàu phải biết học hỏi, học cách đầu tư khôn ngoan, học cách vận hành tiền trong tay, học cách kiếm tiền bằng tiền và "sinh" thêm của cải cho mình.

Cẩm Thi