clock

Thị Trường

09:34 14-07-2022

Giá dầu giảm mạnh, mất mốc 100 USD/thùng

Giá dầu thế giới lao dốc mạnh. Giá dầu WTI xuống mốc 95 USD/thùng. Giá dầu Brent đánh mất mốc 100 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 3 tháng. Giá dầu giảm do đồng USD không ngừng tăng giá làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giá dầu thế giới lao dốc mạnh. Giá dầu WTI xuống mốc 95 USD/thùng. Giá dầu Brent đánh mất mốc 100 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 3 tháng. Giá dầu giảm do đồng USD không ngừng tăng giá làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giá dầu thô ngày 12/7 giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch 12/7, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ WTI giảm tới 7,93%, xuống mức giá 95,84 USD/thùng; giá dầu Brent cũng hạ 7,11%, kéo giá bán còn 99,49 USD/thùng. Lần đầu tiên trong vòng 3 tháng, giá dầu Brent rớt khỏi ngưỡng quan trọng 100 USD/thùng.

Đến trưa 13/7 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent có xu hướng nhích nhẹ. Cụ thể, theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 11h11' ngày 13/7, giá dầu thô Brent giao tháng 9 được giao dịch ở mức 99,59 USD/thùng, tăng 0,1 USD, tương đương 0,1% so với ngày hôm qua.

Tuy nhiên, giá dầu thô WTI vẫn tiếp tục đà giảm. Giá dầu thô WTI giao tháng 8 được giao dịch ở mức 95,77 USD/thùng, giảm 0,07 USD, tương đương 0,07% so với ngày hôm qua.

So với mức đỉnh của giá dầu WTI là 130,5 USD/thùng, của giá dầu Brent là 140 USD đạt được vào tháng 3 năm nay thì hiện giá dầu Brent đã giảm 29%, còn giá dầu WTI giảm 27%.

Giàu dậu giảm mạnh

Theo các nhà phân tích, sự lao dốc của giá dầu có nguyên nhân chính là do sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ. Ngày 12/7, chỉ số Dollar Index tiếp tục tăng mạnh bất chấp đã vượt đỉnh 20 năm. Đồng USD có thời điểm đã vọt lên 108,56, mức cao nhất kể từ tháng 10/2002.

Ngoài ra, giá dầu sụt giảm còn do các ca Covid-19 ngày càng gia tăng ở Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới. Điều này khiến thị trường chịu sức ép về khả năng nước này sẽ tiến hành phong tỏa, giãn cách để kiểm soát dịch, dẫn tới nhu cầu tiêu thụ dầu giảm.

Bên cạnh đó, giá dầu giảm mạnh do các nhà giao dịch lo ngại việc ngân hàng trung ương tại một số nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát có thể gây rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến ​​tiếp tục tăng lãi suất khoảng 0,5-0,75 điểm cơ bản. Trước đó, vào tháng 6, Fed đã phê duyệt mức tăng 0,75% lãi suất cho vay hiện tại. Đây là mức tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994.

Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA trong báo cáo tháng 7 đã điều chỉnh giảm nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới trong năm 2022 từ 99,63 triệu thùng/ngày xuống 99,58 triệu thùng/ngày. EIA cũng điều chỉnh hạ dự báo giá dầu Brent xuống còn 104 USD/thùng trong năm 2022 và ở mức 94 USD/thùng trong năm 2023.

Mới đây, Ngân hàng Citi dự báo, giá dầu từ nay đến cuối năm có thể xuống mốc 65 USD/thủng nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Ở thị trường trong nước, tại kỳ điều hành gần đây nhất (11/7), giá xăng dầu được điều chỉnh giảm mạnh. Theo đó, xăng RON95 giảm 3.090 đồng/lít, giá bán là 29.670 đồng/lít. Xăng E5 giảm 3.110 đồng/lít, giá bán là 27.780 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 3.020 đồng/lít, giá bán là 26.590 đồng/lít. Đây là lần giảm thứ 2 sau 7 lần tăng liên tiếp của giá xăng, dầu. Đây cũng là lần giá xăng, dầu có mức giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay.