clock

CEO Việt

03:19 11-10-2019

Hành trình gian nan để sở hữu game Line of Sight của doanh nhân Việt

Việt Nam là thị trường game lớn nhất Đông Nam Á bao gồm cả game mobile, nhưng mảnh đất màu mỡ đáng giá hàng tỷ đô này nhiều năm nay phần lớn đã nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều doanh nghiệp nội thậm chí đã phải nhận trái đắng ngay trên sân nhà.

Miếng bánh lớn nhưng là dành cho người ngoài

Câu chuyện về thị trường game Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả phân khúc game mobile đã được các thống kê chỉ ra từ những năm 2015. Theo báo cáo và phân tích thị trường game mobile tại Việt Nam năm 2019 do Appota thực hiện, trung bình nguời Việt dành ra khoảng 400.000 giờ mỗi ngày để xem livestream trong đó hơn 60% đến từ các thiết bị di động và có tới 14 triệu người thuộc thế hệ Z nắm giữ thị trường hiện tại và thị phần trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt khoảng 20-40%. Riêng năm 2018 có 160 tựa game mới được ra mắt tại Việt Nam đạt doanh thu hơn 300 triệu usd  trong đó gam mobile chiếm 87%, một con số khủng khiếp thể hiện sự phát triển và thị trường có sức hút lớn. Bên cạnh đó, chi phí quảng cáo cho game mobile ở Việt Nam hiện đang là thấp nhất thế giới với khoảng 0,36usd/lượt cài đặt (CPI, tính cho ios và android), đồng thời tỷ lệ sinh lời từ đầu tư game (ROI) cũng là cao nhất toàn cầu với trên 50%

Tuy nhiên xét cả về số lượng lẫn thị phần game ở tất cả các phân khúc thì doanh nghiệp nội đều kém xa các công ty nước ngoài. Trong 10 tựa game được nhiều người chơi nhất đều không có game nào được sản xuất tại Việt Nam, các công ty hàng đầu về game thì hầu hết đều có bóng dáng của nhà đầu tư ngoại như Garena, VNG (có sự tham gia của tencen) hay Gamota (nhận đầu tư từ Hàn Quốc). Trong số hơn 300 triệu usd doanh thu năm 2018 thì các công ty ngoại hoặc có đối tác chiến lược nước ngoài chiếm hơn 80%. Nhiều công ty game đã phải cắt giảm nhân sự hoặc chuyển qua mô hình kinh doanh mới. Một trong những yếu tố khác tạo ra sự khó khăn cho doanh nghiệp nội là người dùng dễ dàng tìm thấy những tựa game mới và hấp dẫn khi chơi trên nền tảng mobile hơn các nền tảng khác. Rõ ràng, miếng bánh thì quá lớn nhưng không phải dành cho doanh nghiệp nội.

Một trong những tựa game mobile đang gây được tiếng vang trong thời gian qua là Line of Sight - một tựa game bắn súng chiến thuật hấp dẫn với hệ thống độ vũ khí tùy ý, lấy bối cảnh thế giới quân sự tương lai có sự tham gia của các sinh vật quái dị và hung bạo. Tựa game này cũng đã và đang rất thành công ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu....Line of Sight là sản phẩm do đội ngũ từng phát triển nên tựa game FPS rất thành công là Combat Arms phát triển. Tùy chỉnh nhân vật tạo dấu ấn riêng thì khá phổ biến nhưng tùy biến vũ khí là một trong những nét đặc trưng khá hay của game. Bạn có thể tạo ra một khẩu súng với màu sắc và các “đồ chơi đi kèm” hầm hố và ngầu lòi. Thêm vào đó những dị năng siêu phàm độc đáo như quả cầu lửa hay mảnh băng sắc nhọn, khiến cho nhân vật của bạn khá giống một siêu nhân. Các tính năng cơ bản của một game FPS online cũng có mặt đầy đủ như rankings, leagues, clan và chế độ classic, nơi dị năng của bạn bị vô hiệu hóa, bên cạnh đó, chất lượng của game cũng rất tốt và ổn định. Tuy nhiên đó chỉ là phiên bản miễn phí, để hoàn thiện bạn có thể mua thêm các phiên bản DLC Starters Pack và Premium Pack I.

 

Mới đây, tập đoàn D.O PRO cho biết đã có trong tay bản quyền Line of Sight tại Việt Nam từ nhà phát triển Blackspot Entertainment. Trong bối cảnh thị trường game mobile đang có rất nhiều những khó khăn với doanh nghiệp Việt, đây có thể coi là một thông tin rất bất ngờ và gây nhiều tò mò cho cộng đồng gamer Việt. Bởi lẽ, D.O PRO vốn nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực nhưng lại là tay mơ trong mảng game, đặc biệt là game mobile đòi hỏi sự thành công phải kết hợp từ rất nhiều yếu tố: Tài chính, kinh nghiệm, thương hiệu và thậm chí cả sự may mắn nữa.

 

Tay ngang đòi lại công bằng - Của mình thì phải thuộc về mình

Có một lý giải dễ hiểu nhất cho sự tham gia vào cuộc chơi quá tốn kém này là chủ tịch tập đoàn D.O PRO - doanh nhân Lê Minh Đức, một người có niềm đam mê công nghệ lớn, mặc dù chuyên ngành chính của anh là quản trị và marketing.

Theo tìm hiểu của người viết bài này, D.O PRO không đi thẳng vào Line of Sight, hành trình tới con đường phân phối game của tập đoàn này được đình hình bằng việc cho ra mắt VFONX - điện thoại siêu cấu hình nhập khẩu từ Canada. Thực tế thì VFONX đã là chiếc điện thoại tạo được thương hiệu lớn tại Cana, Mỹ, Châu Âu trong phân khúc riêng của mình. Trong phân khúc điện thoại chơi game thì đây là một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới, cấu hình mạnh mẽ cùng khả năng hỗ trợ người dùng chơi game tốt nhất. Với việc độc quyền phân phối điện thoại VFONX tại Việt Nam cùng với một số dòng console khác, D.O PRO sẽ không chỉ tiếp cận được gamer Việt thông qua sản phẩm mà mình dđộc quyền phân phối cho riêng thị trường này mà còn định hình một sân chơi mà ở đó người chơi là trung tâm và sẽ được hỗ trợ tối đa.

 

Rõ ràng, con đường mà D.O PRO và doanh nhân Lê Minh Đức đang đi không hề thẳng và bằng phẳng, đó là con đường đầy gian nan và rất chông gai. Tuy nhiên, một thương hiệu thuần Việt chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía người dùng.

 

Hoàng Sơn