clock

Trong Nước

08:37 10-04-2023

Một loại quả của Việt Nam được người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng, cung không đủ cầu, xuất khẩu tăng 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm

Đây là loại trái cây có trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 2 tháng đầu năm.

 

 Một loại quả của Việt Nam được người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng, cung không đủ cầu, xuất khẩu tăng 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 3 đạt 370 triệu USD, tăng 8% so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 935 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây có trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhất trong nhóm các mặt hàng rau quả. Cụ thể, xuất khẩu sầu riêng 2 tháng đầu năm đạt 57 triệu USD, tăng 291% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 15,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của nước ta. Trong 2 tháng đầu năm, thị trường này chiếm đến 83% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Trong năm 2022, mặt hàng sầu riêng tăng trưởng đến 137% tương đương kim ngạch 421 triệu USD. Tỷ trọng của trái sầu riêng trong cơ cấu hàng xuất khẩu tăng từ 7,6% của năm 2021 lên 20% trong năm 2022.

 Một loại quả của Việt Nam được người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng, cung không đủ cầu, xuất khẩu tăng 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm  - Ảnh 2.

Kể từ tháng 9 - 2022, trái sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Bắt đầu thời điểm này, trái sầu riêng mở ra một triển vọng mới cho ngành rau, quả, trái cây của Việt Nam. Trong tháng 10-2022, giá trị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt gần 50 triệu USD, tăng hơn 4.000% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 100.000 ha sầu riêng, cho sản lượng hơn 1,3 triệu tấn/năm. Trong tổng diện tích này, hai địa phương có diện tích đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lớn nhất cả nước là Tiền Giang và Đắk Lắk.

 

Hiện tại vùng ĐBSCL, giá sầu riêng đang lên cơn sốt với mức giá từ 140.000 - 180.000 đồng/kg tăng gấp 3 lần các năm trước. Các doanh nghiệp lý giải, giá sầu riêng tăng mạnh là do nhu cầu thị trường cao trong khi nguồn cung hạn chế vì trái vụ, chỉ có ở các tỉnh miền Tây của Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam có khoảng 12.000 ha sầu riêng được xuất chính ngạch sang thị trường 1,4 tỉ dân. Tính tổng cộng qua ba đợt kiểm tra, xét duyệt, Việt Nam hiện có 246 mã số vùng trồng (khoảng 12.000ha) và 97 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đáp ứng đầy đủ yêu cầu xuất khẩu chính ngạch theo nghị định thư của phía Trung Quốc.

Về phía thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc, đây là quốc gia tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Giá bán phổ biến tại các siêu thị Bắc Kinh 80 Nhân dân tệ/kg (280.000 đồng).

Người Trung Quốc có niềm yêu thích đặc biệt với sầu riêng Việt Nam, các siêu thị tại thị trường tỷ dân luôn trong tình trạng cháy hàng vì cung không đủ cầu. Sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh khi vào thị trường hơn 1,4 tỉ dân nhờ khoảng cách vận chuyển gần, chỉ mất 1,5 ngày so với thời gian 7-10 ngày của sầu riêng Thái Lan.

 
 
 

 

 

 

 Một loại quả của Việt Nam được người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng, cung không đủ cầu, xuất khẩu tăng 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 3 đạt 370 triệu USD, tăng 8% so với tháng 3/2022. Tính chung 3 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 935 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây có trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhất trong nhóm các mặt hàng rau quả. Cụ thể, xuất khẩu sầu riêng 2 tháng đầu năm đạt 57 triệu USD, tăng 291% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 15,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của nước ta. Trong 2 tháng đầu năm, thị trường này chiếm đến 83% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Trong năm 2022, mặt hàng sầu riêng tăng trưởng đến 137% tương đương kim ngạch 421 triệu USD. Tỷ trọng của trái sầu riêng trong cơ cấu hàng xuất khẩu tăng từ 7,6% của năm 2021 lên 20% trong năm 2022.

 Một loại quả của Việt Nam được người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng, cung không đủ cầu, xuất khẩu tăng 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm  - Ảnh 2.

Kể từ tháng 9 - 2022, trái sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Bắt đầu thời điểm này, trái sầu riêng mở ra một triển vọng mới cho ngành rau, quả, trái cây của Việt Nam. Trong tháng 10-2022, giá trị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt gần 50 triệu USD, tăng hơn 4.000% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 100.000 ha sầu riêng, cho sản lượng hơn 1,3 triệu tấn/năm. Trong tổng diện tích này, hai địa phương có diện tích đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lớn nhất cả nước là Tiền Giang và Đắk Lắk.

 

Hiện tại vùng ĐBSCL, giá sầu riêng đang lên cơn sốt với mức giá từ 140.000 - 180.000 đồng/kg tăng gấp 3 lần các năm trước. Các doanh nghiệp lý giải, giá sầu riêng tăng mạnh là do nhu cầu thị trường cao trong khi nguồn cung hạn chế vì trái vụ, chỉ có ở các tỉnh miền Tây của Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam có khoảng 12.000 ha sầu riêng được xuất chính ngạch sang thị trường 1,4 tỉ dân. Tính tổng cộng qua ba đợt kiểm tra, xét duyệt, Việt Nam hiện có 246 mã số vùng trồng (khoảng 12.000ha) và 97 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng đáp ứng đầy đủ yêu cầu xuất khẩu chính ngạch theo nghị định thư của phía Trung Quốc.

Về phía thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc, đây là quốc gia tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Giá bán phổ biến tại các siêu thị Bắc Kinh 80 Nhân dân tệ/kg (280.000 đồng).

Người Trung Quốc có niềm yêu thích đặc biệt với sầu riêng Việt Nam, các siêu thị tại thị trường tỷ dân luôn trong tình trạng cháy hàng vì cung không đủ cầu. Sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh khi vào thị trường hơn 1,4 tỉ dân nhờ khoảng cách vận chuyển gần, chỉ mất 1,5 ngày so với thời gian 7-10 ngày của sầu riêng Thái Lan.