Thị Trường
13:30 13-01-2025Ngành kinh tế sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong năm nay, có đóng góp lớn từ dự án được đầu tư 200 triệu USD
Triển vọng tăng trưởng năm 2025 cho chi tiêu của ngành này với dự báo của Gartner và Canalys lần lượt là 9,3% và 8,3% so với cùng kỳ.
Ngành Công nghệ thông tin Việt Nam có nhiều kết quả tích cực
Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) tính chung 11 tháng 2024 ước đạt trên 3,9 triệu tỷ đồng, tương đương 160,8 tỷ USD (tăng 20% so với cùng kỳ), hoàn thành 95,6% kế hoạch năm. Lợi nhuận toàn ngành ước đạt 291.219 tỷ đồng (tăng 17,5%) và hoàn thành 100,2% so với kế hoạch năm.
Đối với hoạt động xuất khẩu CNTT, Việt Nam ghi nhận kết quả tích cực đến từ nhu cầu xuất khẩu phần mềm toàn cầu diễn ra sôi động hơn thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp trong nước, đơn cử doanh thu lũy kế 11 tháng mảng CNTT nước ngoài của FPT tăng 28,1% svck, đạt 28.270 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lĩnh vực xuất khẩu phần cứng hưởng lợi từ xu hướng hồi phục tiêu dùng ICT, giá trị xuất khẩu 10 tháng 2024 đạt 112,2 tỷ USD (tăng 16%).
Đối với hoạt động tiêu dùng công nghệ trong nước, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đã tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp với khối chính phủ, bộ ban ngành trong các lĩnh vực điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo.
Mảng kinh doanh trong nước của FPT ghi nhận doanh thu đạt 5.296 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, đạt mức tăng trưởng 8,3%. Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư hạ tầng viễn thông, thực hiện mục tiêu triển khai và phủ sóng 5G cũng diễn ra với tốc độ khẩn trương. Nhu cầu thuê trạm 5G là rất lớn là động lựctích cực thúc đẩy doanh thu mảng hạ tầng cho thuê của CTR trong 11 tháng 2024 tăng trưởng 45%, đạt 568 tỷ đồng.
Giá trị xuất khẩu công nghệ phần cứng (máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện thoại, máy ảnh) của Việt Nam hồi phục từ mức tăng trưởng thấp trong năm 2023, đạt 112 tỷ USD (tăng 16%) trong 10 tháng đầu năm.
Ngành xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đem về kết quả kinh doanh tích cực nhờ các chiến lược thích nghi giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh. Có được điều đó là nhờ lợi thế dân số trẻ trong độ tuổi lao động và có việc làm ổn định ở mức cao đạt 92% giúp bù đắp thiếu hụt nhân sự công nghệ tại các nước đang trải qua dân số già hóa.
Ngoài ra, đội ngũ kỹ sư trẻ và thích ứng nhanh giúp họ thành thạo ngôn ngữ lập trình trong thời gian ngắn để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt tích cực nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ mới để phục vụ ngành nghề có tăng trưởng cao (công nghiệp ô tô, AI tạo sinh) để bù đắp tăng trưởng chậm lại của nhóm tài chính và dịch vụ. Đơn cử như FPT, giá trị hợp đồng ký mới trong 9 tháng năm 2024 tăng 150% so với cùng kì đến từ liên tục kí kết các hợp đồng có giá trị lớn và đa dạng các lĩnh vực ngành nghề.
Thị trường AI của Việt Nam sẽ có sự bùng nổ với đóng góp lớn từ dự án 200 triệu USD
Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) quan điểm rằng chi tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu trong năm 2025 dự kiến sẽ hồi phục nhờ xu hướng tiết kiệm chi phí, hạn chế chi tiêu lớn của các doanh nghiệp để tập trung cho hoạt động khôi phục sản xuất; Các giải pháp công nghệ giải quyết hiệu quả bài toán kinh doanh tiết kiệm chi phí sẽ được ưu tiên.
Tin liên quan
- Trước khi được đề xuất chuyển về Bộ Công an quản lý, MobiFone làm ăn thế nào?
- Thủ đoạn đánh cắp thẻ ngân hàng khiến nạn nhân không chỉ mất tiền mà còn bị lợi dụng lừa đảo người khác, đối mặt nguy cơ pháp lý
- Ngành kinh tế sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong năm nay, có đóng góp lớn từ dự án được đầu tư 200 triệu USD
- Mẫu điện thoại giá nhỉnh hơn 5 triệu đồng: Camera "khủng" 108MP, pin trâu khó có đối thủ