clock

Tài Chính

13:53 11-11-2015

Phó Thống đốc chia sẻ về định hướng nhất quán chính sách tiền tệ 2016

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, thời điểm này còn quá sớm để chia sẻ những chỉ tiêu, định hướng cụ thể, nhưng có thể chia sẻ những định hướng nhất quán của Ngân hàng Nhà nước, xuyên suốt trong điều hành những năm tiếp theo.

Bà Nguyễn Thị Hồng.

Năm 2015 kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, việc ký kết các hiệp định thương mại quốc tế đang mở ra những cơ hội đi cùng với thách thức. Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bức tranh kinh tế 2016? Đó là nội dung chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành, các nhà nghiên cứu kinh tế trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành hàng sản xuất, tiêu dùng trong hội thảo Kinh tế Việt Nam - Triển vọng 2016 do CEO Club tổ chức chiều ngày 11/11/2015 tại khách sạn Sheraton, TP.HCM.
Nhiều doanh nhân đã bán đô la cho ngân hàng
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng năm 2016, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung điều tiết chính sách tiền tệ hợp lý.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, thời điểm này còn quá sớm để chia sẻ những chỉ tiêu, định hướng cụ thể, nhưng có thể chia sẻ những định hướng nhất quán của Ngân hàng Nhà nước, xuyên suốt trong điều hành những năm tiếp theo.
Việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn đối mặt với cơ hội 2016 rất rõ, những kết quả đạt được trong điều hành vĩ mô đã cho những dấu hiệu tích cực, là tiền đề để bước vào kế hoạch 2016-2020.
Cơ hội thứ hai là nền kinh tế Việt Nam đã, đang hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới, các hiệp định được ký kết đang mở ra nhiều cơ hội nếu chúng ta tận dụng được.
Kèm với cơ hội, vẫn còn không ít các khó khăn thách thức. Hai khó khăn lớn nhất phải đối mặt là độ mở nền kinh tế quá lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 100% GDP. Việt Nam như con thuyền bé nhỏ ra biển cả, kinh tế thế giới đã làm cho các nước không ai có thể miễn nhiễm với khủng hoảng thế giới, việc điều hành rất khó khăn.
Mặc dù thời gian qua, Chính phủ có hướng điều hành rất nhất quán tái cơ cấu kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, đã có diễn biến tích cực nhưng còn khó khăn, vốn doanh nghiệp hoạt động phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng, thách thức với việc cân đối vốn để phát triển kinh tế và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng là vô cùng khó khăn.
Không thể một sớm một chiều phát triển hệ thống tài chính để giảm thiểu áp lực với ngân hàng.
Chia sẻ về mục tiêu nhất quán 2016, Phó thống đốc cho rằng, sứ mệnh của Ngân hàng Nhà nước là thực hiện hai nhiệm vụ, đó là điều hành chính sách tiền tệ phải điều hành theo đúng chỉ tiêu lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô. Là thành viên của Chính phủ, nhiệm vụ ngân hàng trung ương kiểm soát các tổ chức tính dụng, bảo đảm cung cấp dịch vụ tài chính cho tất cả các thành phần kinh tế.
Năm 2016, về mục tiêu chính sách tiền tệ, vẫn kiên định để kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Nghị quyết 11 của Chính phủ rất toàn diện, để cập đến nhiều chính sách tiền tệ, tài khóa, kiềm chế lạm phát và ổn định chính sách vĩ mô. Có thể có ý kiến về chính sách theo chiều hướng này kia, nhưng các Bộ, Ngành rất kiên định với mục tiêu Nghị quyết 11, có giá trị xuyen suốt trong những năm tiếp theo.
Bám sát chủ trương định hướng của Chính phủ, tổ chức rất nhiều giải pháp để tháo gỡ hoạt động kinh doanh nhưng không rời xa kiểm soát lạm phát. Luôn bảo đảm các phương châm sử dụng, phối hợp đồng bộ các công cụ, giải pháp tiền tệ.
Cụ thể trong điều hành, luôn đặt vị thế đồng Việt Nam được nâng cao nhờ lạm phát được kiểm soát thấp. Luôn đặt ra vấn đề bảo đảm đồng Việt Nam có lợi hơn đồng đô la Mỹ. Đối với lãi suất USD điều chỉnh giảm dần trong các năm qua, góp phần giảm tình trạng đô la hóa rất nhiều. Nhiều doanh nhân đã bán đô la cho ngân hàng, đó là điểm sáng nâng hạng tín dụng Việt Nam.

 

Theo Bizlive