clock

Thế Giới

01:05 04-12-2019

Reuters: Dưới 12% công ty có kế hoạch dự phòng cho thương chiến ở Việt Nam

Một cuộc khảo sát từ DHL Resilience360, thuộc công ty hậu cần lớn nhất thế giới DHL cho thấy dù chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã kéo dài đến tháng thứ 16 và tiếp tục phá vỡ chuỗi cung ứng, hơn 25% các công ty đa quốc gia vẫn không hề có kế hoạch dự phòng.

Cuộc khảo sát mới đây của DHL Resilience360, với các công ty, trong đó hơn một nửa có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ CNY (tương đương 142 triệu USD) và hầu hết là từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Trong số những công ty được hỏi, 48% các công ty trong ngành công nghiệp kỹ thuật và sản xuất, cùng với 40% công ty từ ngành ô tô đều báo cáo rằng họ không có kế hoạch dự phòng nào cả, mặc dù hai lĩnh vực này đều bị cả hai nước nhắm mục tiêu trong thương chiến.

"Hiện tại, chúng tôi đang đối phó với một tình huống mới đến nỗi hầu hết các chuyên gia chuỗi cung ứng chưa gặp phải điều này trước đây. Và mới đến nỗi, tôi nghĩ rằng nhiều người đang vật lộn để hiểu chuyện gì đang xảy ra đã, trước khi đối phó với nó", Shehrina Kamal - Giám đốc phụ trách sản phẩm theo dõi rủi ro tại DHL Resilience360.

Trong số những người đã quyết định di dời hoặc chuyển một phần hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, một số người nói rằng họ làm vậy không phải bởi cuộc chiến thương mại.

Tuy nhiên, cũng có 43% các công ty quyết định ở lại. Họ giải thích rằng sự gắn kết chặt chẽ lâu dài với các nhà máy và nhà cung cấp Trung Quốc, cũng như chi phí và thời gian là những lý do để duy trì hoạt động này.

Chỉ 8% số người được hỏi cho biết họ tin rằng ​​thuế quan cuối cùng sẽ được gỡ bỏ.

Trong số những người được hỏi đã chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, một số người cho biết họ phải đối mặt với những vấn đề đau đầu như thiếu lao động lành nghề, tắc nghẽn cảng nặng và duy trì chất lượng nhà cung cấp, cuộc khảo sát cho thấy.

Họ đến khá nhiều nước khác nhau, Ấn Độ và Việt Nam là một trong những địa điểm thay thế phổ biến nhất, cùng với các quốc gia Đông Nam Á khác. Tổng tất cả các công ty đã đi mới được 12%.

Các nguồn tin cũng cho rằng, thỏa thuận "Giai đoạn 1" sẽ không giải quyết cáo buộc của Mỹ, về việc cho rằng Trung Quốc tấn công vào hệ thống mạng của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ; vấn đề trợ cấp doanh nghiệp nhà nước; nghi vấn Trung Quốc bán phá giá hàng hóa trên thị trường toàn cầu; hay sự dính líu của Trung Quốc đến thị trường chất fentany.

Ngày 1/12, tờ Global Times của Trung Quốc dẫn nguồn giấu tên cho biết, chính quyền Bắc Kinh đang khăng khăng rằng việc giảm thuế phải là một phần trong bất cứ thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" nào với phía chính quyền Trump.