clock

Thế Giới

01:36 12-08-2019

Sinh viên Trung Quốc trở thành “nạn nhân” trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc

Năm học 2017 – 2018, khoảng hơn 360 nghìn sinh viên Mỹ đang theo học tại các trường đại học Mỹ, con số cao ấn tượng nếu so với con số 100 nghìn trước đó 1 thập kỷ.

Quá muốn tận hưởng cuộc sống du học ở Mỹ , cô gái Vivian 19 tuổi người Trung Quốc mới đây đã đi tàu 4 tiếng từ khu vực trung tâm Trung Quốc đến thành phố Quảng Châu ở phía Nam, đó là nơi gần nhất mà cô có thể tham gia phỏng vấn xin visa đi Mỹ tại Lãnh sự quán Mỹ. Thế nhưng mọi chuyện không hề suôn sẻ như cô mong muốn.

Nhân viên phụ trách cấp visa tại lãnh sự quán Mỹ hỏi cô: “Chuyên ngành của bạn là gì?” Sau đó, cô phải tham gia đợt kiểm tra lại các thông tin căn bản.

Đang theo học tại đại học Vũ Hán, sinh viên Vivian muốn tham gia khóa học mùa hè tại đại học California và cô đã được chấp nhận. Thế nhưng việc muốn theo học một ngành học được coi là nhạy cảm đã hạn chế cơ hội của cô.

Cô nói: “Sinh viên tốt nghiệp ngành của tôi thường phải chịu nhiều sự điều tra về thông tin, thế nhưng đây là lần đầu tiên tôi từng biết rằng tham gia khóa học mùa hè cũng phải trải qua một quá trình như vậy. Thậm chí tôi không hề nộp hồ sơ theo học ngành kỹ thuật hàng không tại Mỹ, tôi chỉ muốn tham gia một khóa học máy tính kéo dài 2 tháng”.

Cô mất một tháng chờ đợi, đại học phía Mỹ phải gửi thư đảm bảo rằng cô sẽ không được cho phép vào bất kỳ phòng thí nghiệm nào, cuối cùng lãnh sự quán cũng cấp visa cho cô. Cô là một trong những người may mắn, một trong những bạn học của cô muốn học ngành tự động hóa đã bị từ chối visa.

Năm học 2017 – 2018, khoảng hơn 360 nghìn sinh viên Mỹ đang theo học tại các trường đại học Mỹ, con số cao ấn tượng nếu so với con số 100 nghìn trước đó 1 thập kỷ. Nhóm các sinh viên này và những trường đại học đón nhận họ, giờ đây đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến thương mại của Mỹ chống lại Trung Quốc.

Từ năm ngoái đến hiện tại, Washington đã thắt chặt các quy định về visa, đồng thời tăng cường hận chế các hoạt động hợp tác nghiên cứu giữa hai nước. Cùng lúc đó, tần suất cáo buộc về hoạt động gián điệp và ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ tăng chóng mặt, môi trường nghiên cứu Mỹ vì vậy ngày một trở nên kém thân thiện, đe dọa làm mất đi thành quả của nhiều năm phát triển.

Các bậc cha mẹ Trung Quốc nổi tiếng quan tâm đến học hành của con cái, việc họ giàu lên nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua đã giúp cho nhiều gia đình có điều kiện gửi con đi học nước ngoài. Nghiên cứu vào năm 2015 của Hurun cho thấy rằng triệu phú Trung Quốc sẵn sàng đầu tư đến ¼ tài sản của họ vào giáo dục cho con cái. Chỉ tính riêng năm 2017, hơ 600 nghìn sinh viên Trung Quốc đi du học, phần lớn trong số này học kinh doanh, kỹ thuật, toán và khoa học.

Tất nhiên trường đại học trên khắp thế giới đua nhau giành một miếng bánh trên thị trường màu mỡ này. Họ chi tiêu nhiều tiền vào các hội chợ du lịch, các chiến dịch quảng bá và hoạt động hợp tác với các đối tác Trung Quốc.

Học phí học đại học tại Mỹ tiêu tốn trung bình 37 nghìn USD và tại các trường tư, con số này ước tính lên đến 48 nghìn USD – mức học phí cao nhất thế giới. Thế nhưng cho đến nay, nước Mỹ luôn được coi như điểm đến hàng đầu cho sinh viên Trung Quốc bởi chất lượng đào tạo vượt trội tại Mỹ.

Nước Mỹ có sản phẩm giáo dục chất lượng cao mà sinh viên Trung Quốc bằng mọi giá muốn có được; Trung Quốc có lượng học sinh lớn sẵn sàng chi tiền. Thế nhưng yếu tố địa chính trị giờ đây đang làm thay đổi mọi chuyện, chính quyền Tổng thống Trump đẩy cao việc hạn chế doanh nghiệp và sinh viên Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại ngày một căng thẳng.

 
 

theo Bizlive