clock

Tài Chính

06:17 20-09-2015

Tại sao cả thế giới đang nói về Fed?

Không quá lời khi nói Ngân hàng Trung ương Mỹ là một trong những định chế tài chính có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tweet

Ngày 18/9, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 0,25% ít nhất trong tháng Chín, đồng nghĩa duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục từ năm 2006.

Lãi suất cận 0% giúp kéo nền kinh tế lớn nhất thế giới khỏi bờ vực khủng hoảng tài chính đã phủ bóng đen nên nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên những quyết sách về lãi suất của Fed không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế nội địa, mà nó còn có tác động tới nhiều nước láng giềng nói riêng và thậm chí cả thế giới. Tại sao vậy?

Cục dự trữ liên bang Mỹ là gì?

Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) của Fed họp 8 lần mỗi năm để ấn định các chính sách tiền tệ, trong đó có lãi suất. Quyết định cuối cùng được xây dựng dựa trên đánh giá các chỉ báo kinh tế, như thị trường lao động, lạm phát, nhu cầu tiêu dùng và hoạt động sản xuất.

Bản thông cáo về quyết định được công bố ngay sau cuộc họp. Biên bản họp chính sách đầy đủ sẽ được công bố sau đó ba tuần.

Chủ tịch đương nhiệm của Fed và FOMC là bà Janet Yellen. Bà điều hành một tiểu ban gồm 6 thành viên – nhóm cũng là thành viên của FOMC, cùng với chủ tịch Fed New York và 4 chủ tịch Fed địa phương khác. 4 chủ tịch Fed trên được chọn ra từ 11 lãnh đạo ngân hàng dự trữ địa phương, luân phiên nhau phục vụ trong FOMC với nhiệm kỳ 1 năm.

Tại sau Fed đang trở thành chủ đề nóng?

Cuộc họp tháng Chín của FOMC kéo dài 2 ngày chỉ là một trong những phiên thường kỳ. Tuy nhiên nó được cả thế giới dõi theo vì kết quả họp có thể là một trong những quyết định quan trọng nhất lịch sử tài chính thế giới, kể từ thời khủng hoảng kinh tế.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2006, quan chức Fed có thể biểu quyết để nâng lãi suất.

Lần gần đây nhất, Mỹ tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm lên 5,25%. Mức lãi suất này được duy trì cho đến tháng 9/2007, khi bị hạ 50 điểm xuống 4,75%.

Trong bối cảnh chấn động từ cuộc khủng hoảng tài chính tàn phá nền kinh tế thế giới, Fed liên tục hạ lãi suất trong hơn 1 năm.

Tháng 12/2008, Fed đưa ra quyết định cắt lãi suất về cận 0% - một bước đi "vô tiền khoáng hậu". Tiếp theo sau là 3 giai đoạn nới lỏng định lượng, bao gồm in thêm tiền để mua chứng khoán như trái phiếu. Giai đoạn cuối của QE kết thúc vào tháng 10/2014.

Trong gần một thập kỷ, Mỹ phát tín hiệu nâng lãi suất lần đầu tiên.

Tại sao phải nâng lãi suất?

"Các nhà hoạch định chính sách của Fed phải trả lời một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản. Đó là: Nền kinh tế đã hồi phục đủ để nâng lãi suất khỏi mức báo động chưa?", ông chuyên gia kinh tế Craig James của CommSec cho biết.

 

Không quá lời khi nói Ngân hàng Trung ương Mỹ là một trong những định chế tài chính có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Theo ông Craig James, Ngân hàng Trung ương Mỹ rõ ràng không muốn lặp lại sai lầm của các ngân hàng khác, khi nâng lãi suất quá sớm trước khi nền kinh tế kịp phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên Fed cũng không muốn trì hoãn quá lâu để tránh thổi phồng bong bóng lạm phát.

Ngoài ra, FOMC cũng cần tính toán xem liệu niềm tin doanh nghiệp và người tiêu dùng có bị ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách mới.

Tại sao các nước khác quan tâm?

Rất nhiều biến động trên thị trường chứng khoán, tiền tệ thế giới trong những năm qua bắt rễ từ quyết định chính sách của Fed. Nguyên nhân là do dòng tiền chạy thông thoáng qua biên giới các nước, tin dữ tại một nước có thể đẩy tiền tìm tới nước khác, đôi khi kèm theo hậu quả nghiêm trọng.

Giữa năm 2003, người tiền nhiệm của bà Yellen – ông Ben Bernanke tuyên bố sẽ thắt chặt dần dần gói QE. Giới đầu tư đã tháo tiền khỏi các thị trường mới nổi để đặt cược vào lãi suất tăng tại Mỹ, chủ yếu thông qua kênh chứng khoán và trái phiếu.

Một khi lãi suất được trả về mức "bình thường" tại Mỹ, tỷ suất lợi nhuận của tài sản tại Mỹ sẽ tăng lên, giới đầu tư có thể rút tiền khỏi các tài sản rủi ro hơn như trái phiếu, chứng khoán và tiền tệ. Trên thực tế, xu hướng trên đã kéo dài hơn một năm qua, kể từ khi gói QE chấm dứt.

Theo LỀ PHƯƠNG

Bizliv