clock

Thị Trường

16:40 23-12-2022

Thanh tra xăng dầu hé lộ nhiều vi phạm, báo cáo "chênh lệch số liệu"

Kết luận thanh tra với 33 thương nhân đầu mối xăng dầu hé lộ nhiều quy định chưa được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm, đặc biệt là chế độ báo cáo, việc mua bán xăng dầu, sở hữu hệ thống, đảm bảo nguồn cung tối thiểu...

Bộ Công Thương chính thức ban hành kết luận thanh tra với 33 doanh nghiệp xăng dầu - Ảnh: Q.ĐỊNH

Bộ Công Thương vừa ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân đầu mối, trên cơ sở thực hiện theo quyết định thanh tra của Bộ trưởng Bộ Công Thương với 33 thương nhân đầu mối tại ba miền.

Lại lo thiếu xăng dầu cuối năm

Theo đó, tại kết luận do lãnh đạo Thanh tra Bộ Công Thương ký ban hành về chấp hành pháp luật kinh doanh xăng dầu tại 11 doanh nghiệp đầu mối phía Nam (gồm Tổng công ty Dầu Việt Nam, Công ty Cổ phần dầu khí Đông Dương, Công ty Long Hưng, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dương Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Phúc, Công ty Tín Nghĩa, Công ty Thanh Lễ, Công ty Hùng Hậu, Công ty Nam Sông Hậu, Công ty Dầu khí Đồng Tháp), cho thấy một số doanh nghiệp đã báo cáo chưa đúng về tình hình thực tế kho chứa xăng dầu.

Việc thuê kho chứa có thời điểm chưa đáp ứng quy định, như chưa được cơ quan quản lý địa phương thẩm định, phê duyệt kế hoạch ứng phó tràn dầu với kho nhiên liệu.

Báo cáo cũng chỉ ra, năm 2021 khi chưa có thay đổi quy định về hệ thống phân phối xăng dầu, một số thương nhân đầu mối chỉ đảm bảo số lượng về thương nhân nhận quyền, mà không ký kết hợp đồng đại lý bán lẻ, tức là không đáp ứng quy định.

"Bán ngược" đầu mối mua của đại lý

Một số thương nhân đầu mối thay đổi số lượng nhưng không báo cáo, đăng ký điều chỉnh theo quy định. Có tình trạng cửa hàng bán lẻ vẫn bán hàng dù giấy chứng nhận hết hiệu lực, chưa cấp mới.

Xăng dầu Tết 'tạm' yên, bộ trưởng nhắc lo nguồn cung 2023 khi nhà máy lọc dầu bảo dưỡng
Đại án xăng dầu dự kiến tuyên án trong bốn ngày
Thị trường xăng dầu cần ổn định lâu dài
Đáng chú ý, có việc một số thương nhân đầu mối đã mua xăng dầu từ thương nhân phân phối.

Cơ quan thanh tra nhận xét, việc "bán ngược" này là chưa thực hiện đúng quy định về quyền, nghĩa vụ của thương nhân, song quy định hiện tại chưa có chế tài xử lý.

Về việc nhập khẩu xăng dầu, kết luận chỉ rõ "còn tồn tại thương nhân đầu mối không hoạt động nhập khẩu xăng dầu trong quý 1 và quý 2 năm 2021", dù trong năm nhập đủ sản lượng tối thiểu.

Việc không nhập khẩu trong 1 quý trở lên hiện chưa có hình thức xử phạt hành chính, nhưng theo Nghị định 83 thì Bộ Công Thương có quyền thu hồi giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

Do đó, không thực hiện nhập khẩu xăng, hoặc nhập ít hơn số lượng được giao, là không đúng quy định theo cơ quan thanh tra.

Ngoài ra, việc duy trì dự trữ tối thiểu tại một số thời điểm cũng chưa đáp ứng, dự trữ ít hơn quy định 15 ngày, nên nếu không tuân thủ quy định thì có quyền thu hồi giấy phép kinh doanh.

Trên cơ sở kết quả thanh tra cơ quan thanh tra đã ban hành 23 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cũng như đề nghị các thương nhân dầu mối khắc phục các vi phạm, sai sót và tồn tại.

Báo cáo số liệu "chênh lệch" với thực tế

Kết luận thanh tra với 22 doanh nghiệp xăng dầu phía Bắc và miền Trung cũng được cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra là Tổng cục Quản lý thị trường ký ban hành.

Bao gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty xăng dầu Quân đội (Mipec), Công ty Hải Linh, Công ty Xăng dầu Giang Nam, Công ty Tân Nhật Minh, Công ty Petro Bình Minh, Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà, Côn ty Anh Phát Petro, Công ty Phúc Lộc Ninh, Công ty Thiên Minh Đức, Công ty Hưng Phát, Công ty Hòa Khánh, Công ty Xuyên Việt Oil, Công ty Phúc Lâm, Công ty STS, Công ty Vĩnh Long Petro, Công ty Hồng Đức…


Kiến nghị áp dụng bốn mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2023
Chưa thực hiện trách nhiệm của thương nhân đầu mối, việc ký hợp đồng nhượng quyền, đại lý bán lẻ xăng dầu với chi nhánh chưa phù hợp quy định, mức dự trữ xăng dầu thấp hơn quy định.

Thậm chí thanh tra còn phát hiện số liệu báo cáo xuất, nhập, tồn kho có sự chênh lệch thực tế theo hóa đơn đầu vào…

Việc bán xăng dầu cho một số thương nhân đầu mối, ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh xăng dầu khi thương nhân đó đang nhận quyền bán lẻ, cũng như chưa đảm bảo tổng nguồn… là chưa đúng quy định.

Hoặc có tình trạng doanh nghiệp không cung cấp mà giao khoán cho hệ thống đại lý bán lẻ chủ động mua xăng dầu của thương nhân khác. Các báo cáo số liệu về nhập, xuất, tồn gửi về Bộ Công Thương là chưa chính xác và đầy đủ….

Theo Tuổi Trẻ