clock

Doanh Nghiệp

08:34 07-05-2021

Thực tế phũ phàng: Sinh ra trong gia đình giàu có là đã chắc chân tới 99,9% thành công khi khởi nghiệp?

Nghiên cứu cho thấy để có được tinh thần làm giàu phụ thuộc rất nhiều vào việc gia đình bạn có tiền hơn là một ‘bộ gen chịu chấp nhận rủi ro’.

Thực tế phũ phàng: Sinh ra trong gia đình giàu có là đã chắc chân tới 99,9% thành công khi khởi nghiệp?
 

Điều gì thực sự khiến các doanh nhân khác biệt với những người khác? Theo một mẫu tin gần đây trên Quartz, đó không phải là sự tháo vát, trí tưởng tượng, khả năng nhìn thấy trước xu hướng, hay niềm tin của họ về các ý tưởng họ đưa ra. Mà sự khác biệt ở đây là họ đã được "ngậm thìa vàng" kể từ khi họ sinh ra. Theo trích dẫn từ các nghiên cứu: "Đặc điểm chung của các doanh nhân thành công đó là khả năng tiếp cận tài chính từ sớm".

Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi họ bỏ ra chi phí trung bình 30.000 USD để thành lập một công ty. Phần lớn nguồn vốn khởi nghiệp mà họ có đều lấy từ tài sản cá nhân hoặc các khoản đầu tư từ gia đình và bạn bè. Ngoài chi phí khởi nghiệp, các nhà sáng lập phải vận hành được các dự án kinh doanh của họ trong một khoảng thời gian mà không nhận được một đồng lương nào. Chính vì vậy, khi bạn có một tài khoản ngân hàng với một số tiền đáng kể, bạn bè hoặc gia đình có thể tin tưởng và sẵn sàng đầu tư cho bạn. Việc gia đình vợ/chồng có thể hỗ trợ bạn một khoảng thời gian cũng sẽ khiến việc khởi nghiệp của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, mặc dù bạn có một số tiền của riêng bạn, hoặc các mối quan hệ giàu có xung quanh có thể cho bạn vay tiền, thì chúng vẫn có thể tạo ra hoặc phá vỡ những cơ hội thành công khi bạn khởi nghiệp. Điều này nghe có vẻ khá tệ. Điều tệ hơn nữa là: Vấn đề không đơn giản chỉ là tiền. Trong giới khởi nghiệp vẫn luôn tạo điều kiện cho những người có đặc quyền riêng theo nhiều cách khác nhau, và khả năng tiếp cận vốn cũng chỉ là một cách trong số đó. Đọc kỹ nhé:

1. Đại học sẽ mang lại cho các doanh nhân một sự thúc đẩy lớn, nếu họ theo học ở một trường đắt tiền, ưu tú

Có bao nhiêu chủ doanh nghiệp có gia thế khủng đã thành công khi còn ngồi trên giảng đường Đại học? Bạn hoàn toàn không thể đếm hết được. Ông chủ Facebook từng học tại Đại học Harvard. Ông chủ của Google và những người khác từng học tại Stanford. Các nhà sáng lập AirBnb từng cùng nhau học tại trường Thiết kế Rhode Island. Và còn nhiều người khác nữa.

Học phí Đại học tăng cao, đặc biệt là các trường Đại học danh giá, khiến việc đi học tại các trường này vượt quá khả năng của những sinh viên không mấy giàu có. Thế nhưng, các trường này cho thấy họ mang lại hiệu quả ra sao khi tạo ra các công ty khởi nghiệp và thúc đẩy được tình bạn và các sự kết nối trong cộng đồng. Họ còn liên hệ được với các giáo sư và nhà đầu tư để dẫn dắt thành công một số dự án cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Những người khá giả đã theo học các trường tại tiểu bang, cao đẳng hoặc không học Đại học đều chưa có ý định kinh doanh trước khi họ 20 tuổi.

Sinh ra tại gia đình giàu có đã khẳng định 99,9% thành công khi bạn khởi nghiệp? - Ảnh 1.

2. Các doanh nhân xuất thân giàu có thường tạo ra các mối quan hệ phù hợp

Bạn không thể phóng đại sức mạnh của việc kết bạn. Vậy nên điều quan trọng là bạn đang có những ai trong các mối quan hệ của mình. Nếu gia đình bạn có tiền và tầm ảnh hưởng, thì đó sẽ là cơ hội để bạn được biết, hoặc tiếp xúc với những người có vị thế tương tự. Họ sẽ là những người mang đến cho bạn những bước khởi đầu tốt đẹp. Họ có thể là nhà đầu tư, hoặc giới thiệu bạn với các nhà đầu tư khác. Các mối quan hệ phù hợp sẽ cho bạn lời khuyên tuyệt vời, hoặc giới thiệu bạn với những người đã thành công trong lĩnh vực mà bạn chọn. Họ sẽ chỉ cho bạn những mẹo ít ai biết, thậm chí là khách hàng tiềm năng. Nếu bạn không có những mối quan hệ kiểu vậy, thì bạn đang chậm hơn họ 2 bước khi bắt đầu.

3. Nếu bạn có lai lịch chưa tốt, bạn sẽ khó được chấp nhận vào các nhóm khởi nghiệp.

Có một lý do khiến các doanh nhân ở Thung lũng Silicon trông giống như đã được...nhân bản. Ý tôi là: Đàn ông da trắng của họ ở độ tuổi 20 và 30, thân hình vừa vặn nhưng không có cơ bắp, mặc quần jean, áo phông, áo hoodies và thường đeo kính. Họ đến từ một trường đại học đắt tiền, nhưng lại đi xe đạp hoặc xe điện, và chơi trò Ping-pong khá tệ. Một vài tháng trước, một mẫu quảng cáo cho một công ty tại Woodside, California có tên là Startup Castle đã tạo ra làn sóng trong dư luận. Cụ thể họ yêu cầu những người nộp đơn vào không gian làm việc đáng mơ ước đó phải làm việc ít nhất 15 tiếng một tuần, không được trau chuốt bản thân quá 2 lần một tuần, không được có quá một hình xăm, và hầu như không được nghe những bài hát có ca từ rõ ràng.

Một khi Startup Castle biết được bạn thích uống Bud hơn bia thủ công, thích Nascar hơn tennis, thích đi xe bán tải hơn xe hybrid, thì họ sẽ cho rằng bạn là người không phù hợp trong giới khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy điều đó không ảnh hưởng gì đến cơ hội thành công của bạn, thì bạn chỉ cần học hỏi những doanh nhân không da trắng, không đồng tính, không trẻ tuổi đã từng ở đó là được.

Sinh ra tại gia đình giàu có đã khẳng định 99,9% thành công khi bạn khởi nghiệp? - Ảnh 2.

4. Xuất thân giàu có thì bạn sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro hơn.

Có một điều rõ ràng thế này: Nếu gia đình hoặc bạn bè của bạn có tiền, thì bạn sẽ không bị rơi vào bước đường cùng nếu bạn dồn hết tiền của mình vào việc khởi nghiệp mà gặp thất bại. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sợ hãi và chấp nhận rủi ro được xem là một hành vi mà mọi người nên học tập. Những người lớn lên trong gia đình không được dạy về cách sử dụng tiền, nếu bước ra xã hội họ sẽ không thể học được cách chấp nhận rủi ro với số tiền mà họ đang có.

Họ cũng sẽ ít tự tin hơn khi quyết định đầu tư quá nhiều vào bản thân mình. Lần đầu tiên tôi đọc được đề tài này là khi chồng tôi gửi nó qua email cho tôi. Tôi là con gái của một bác sĩ tâm lý và lớn lên tại Central Park West của Manhattan. Anh là con trai của một nhân viên bưu điện và lớn lên ở Middletown cổ kính, New York. Anh lập luận: "Đây là lý do tại sao anh luôn khao khát trở thành một doanh nhân thành công trong suốt một thời gian dài cuộc đời. Nhưng dù cố gắng cách mấy, anh vẫn chưa bao giờ làm được điều đó. Cha mẹ không chỉ chi trả học phí suốt thời Đại học cho anh, họ còn khuyến khích anh hướng tới những ước mơ lớn lao hơn. Ba mẹ anh cũng khuyến khích anh tìm một công việc dịch vụ quân sự hoặc trong một tập đoàn lớn, sau đó ở lại đó làm việc".

Làm sao để chúng ta cải thiện được điều này?

Tiền không phải là thứ duy nhất ngăn cản những người không giàu trở thành doanh nhân, nhưng chúng lại là một phần trong các giải pháp. Chính vì vậy, những hình thức học bổng, các quỹ ươm mầm và phát triển tài năng đều không dành cho những doanh nhân đã có điều kiện hoặc người thân giàu có.

Bên cạnh đó, bạn cần phải thay đổi thái độ của mình. Không chỉ khuyến khích những người không giàu có bắt đầu kinh doanh, mà ta còn phải khuyến khích các nhà đầu tư, cố vấn ngoài kia mở đường cho những doanh nhân có cách nghĩ và tầm nhìn khác biệt.

Một vài tháng gần đây, Farhad Manjoo đã xuất bản một mẫu tin khá gay gắt trên tờ báo The New York Times. Cụ thể mẫu tin này đã khẳng định rằng các công ty khởi nghiệp công nghệ nổi tiếng nhất hiện nay chỉ chú trọng vào việc "giúp đỡ những người có nhịp độ cuộc sống thấp hơn 1% giống những người đang mắc bệnh có tỷ lệ sống 0,1%". Họ làm các công việc như giao bữa ăn ngon cho những người nhiều tiền nhưng không có thời gian nấu nướng, hoặc đưa đón con cái của những phụ huynh là chuyên gia múa ba lê hay bóng đá với giá 12 - 15 USD một chuyến.

Fubu là một công ty tuyệt vời chứng minh được rằng những điều tốt đẹp có thể diễn ra khi các doanh nhân không phù hợp với khuôn khổ ở Thung lũng Silicon. Nhưng với "For Us by Us" cũng có thể mang ý nghĩa ngược lại: Các dịch vụ cao cấp được cung cấp bởi các doanh nhân có xuất thân khá giả sẽ nhắm đến khách hàng có nhân khẩu học phản ánh chính họ.

Chúng ta sẽ nhận lại những điều tốt đẹp nhất khi chúng ta học được cách tạo ra một văn hóa khởi nghiệp có thể chào đón được tất cả mọi người.

 

Mai Lâm