clock

Công Nghệ

13:31 28-10-2016

Việt Nam: hơn 138.974 sự cố tấn công mạng giữa năm 2016.

Đây là con số đã được đưa ra trong hội thảo “ Tăng Cường an ninh mạng: Hiểm họa và giải pháp” Do Công ty CP Tin học Lạc Việt phối hợp DellEMC tổ chức. Với sự góp mặt của nhiều đại diện Bộ, Sở, Ban, Ngành, đại diện các doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng

Trong những năm gần đây, tình trạng tấn công mạng, lấy cắp dữ liệu ngày càng nghiêm trọng. Ở Việt Nam, năm 2015 xuất hiện 62.863 dòng máy tính mới,thì cũng có 61,7 triệu lượt máy tính bị lây nhiễm. Đến giữa năm 2016 có hơn 138.974 sự cố tấn công mạng (tăng gấp 4,4 lần so với năm 2015)(1). Trên thế giới, gần 500 nguy cơ mã độc mới phát sinh mỗi phút. Trung bình mỗi giây có khoảng 19 thông tin định danh bị lấy cắp bởi các hoạt động trực tuyến. Gần 50 triệu sự kiện tấn công mang với thiệt hại lên đến 3,8 triệu USD (2).

Trước những con số “báo động đỏ”, những nguy cơ đang diễn ra hàng ngày nhưng lại như “bóng ma” thoát ẩn thoát hiện gây khiến các tổ chức, doanh nghiệp không khỏi đau đầu và trăn trở để tìm giải pháp. Ông Trịnh Công Tâm (Chuyên gia DellEMC) cho biết: “ Nhiều giải pháp tạm thời được doanh nghiệp đưa ra như cấm nhân viên không được truy cập Facebook hoặc các mạng xã hội khác để cấm user truy cập ra bên ngoài, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh mạng của tổ chức, nhưng đó không thể và không nên là giải pháp lâu dài”.

Với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt và đánh giá các hiểm họa an toàn thông tin và đưa ra ra các giải pháp kịp thời là vô cùng quan trọng. Nhiều giải pháp đã được các chuyên gia tư vấn đưa ra. Ông Đỗ Đức Huy (Chuyên gia tư vấn giải pháp công nghệ RSA/DellEMC) cho rằng: Các doanh nghiệp nên xây dựng “Trung tâm bảo mật” để có thể theo dõi, phát hiện và ứng cứu kịp thời các nguy cơ có thể xảy ra. Đây là sự tổng hòa của con người, quy trình và các giải pháp công nghệ. Sau khi ảo hóa, các giải pháp công nghệ có thể giúp quản lý sự kiện bảo mật tập trung, theo dõi và điều tra truy vết dữ liệu mạng. Còn ông Hoàng Văn Thắng (Chuyên gia tư vấn giải pháp hệ thống Lạc Việt) đưa ra 7 giải pháp:

- An toàn thông tin - các lớp bảo vệ: ngăn chặn các truy cập không được phép, hạn chế tối đa các sai sót của người dùng, bảo đảm thông tin không bị mất, không rò rỉ dữ liệu và chương trình

- Kiến trúc mạng an toàn: cần có lớp firewall bên ngoài lẫn bên trong.

- Bảo mật email: Đào tạo nhân viên hiểu rõ cách sử dụng email an toàn.

- Bảo mật mạng không dây: bảo mật bằng WPA2.

- Chính sách về mật mã: cập nhật các chính sách về mật mã cho nhân viên.

- Chuẩn ISO/IEC 27001 về bảo mật thông tin mạng.

- Giải pháp phòng chống thảm họa: Giải pháp DR dùng Windows Hyper-V…

Chú thích (1) Số liệu VNCERT

                (2) Nguồn: Osterman Research Aug 2016.

                                                                                     

Ngọc Quỳnh