clock

CEO Việt

09:10 10-05-2021

Xe xấu, bị chê "ngáo định giá" nhưng Wiibike vẫn được 2 "cá mập" tranh giành, cuối cùng chọn Shark Phú dù "không quan tâm bussiness hay sản phẩm, chỉ quan tâm đến em"!

Đây là deal thứ 2 thành công của Shark Phú trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4. Ông đã cam kết rót vốn vào Wiibike, với 1,5 tỷ đồng cho 10% cổ phần.

Xe xấu, bị chê "ngáo định giá" nhưng Wiibike vẫn được 2 "cá mập" tranh giành, cuối cùng chọn Shark Phú dù "không quan tâm bussiness hay sản phẩm, chỉ quan tâm đến em"!
 

Bán 300 xe đạp điện trợ lực, định giá 150 tỷ đồng

Sản phẩm được Wiibike giới thiệu là xe đạp trợ lực điện nhưng có diện mạo không khác gì một chiếc xe đạp thông thường.

Khung xe làm từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có khung bằng tre – vật liệu tái tạo thân thiện với môi trường. Xe có thể di chuyển với tốc độ 25km/h nếu chỉ sử dụng điện, khi kết hợp thêm lực đạp từ chân thì lên tới 40km/h. Sau mỗi lần sạc, xe có thể đi được 60km. Nếu vừa đạp vừa đi thì quãng đường lên tới 100km.

CEO Thu Hằng cho biết năng lượng mà xe dùng gọi là năng lượng xanh, sử dụng pin Lithium-ion. Nếu khách hàng sở hữu sẵn xe đạp thể thao ở nhà thì startup này có thể cung cấp riêng bộ Wiibike Kit, giúp biến bất kỳ chiếc xe đạp thường trở thành xe trợ điện trong vòng 15 phút.

Xe xấu, bị chê ngáo định giá nhưng Wiibike vẫn được 2 cá mập tranh giành, cuối cùng chọn Shark Phú dù không quan tâm bussiness hay sản phẩm, chỉ quan tâm đến em! - Ảnh 1.

CEO Thu Hằng

Wiibike đã có sản phẩm thử nghiệm từ năm 2017. Các dòng xe của công ty này có giá dao động từ 8.990.000 đến 11.990.000, riêng dòng làm thủ công làm từ tre có giá 33.500.000 đồng.

CEO cho biết thêm, thực tế dù chưa triển khai bất kỳ chiến dịch truyền thông quảng bá nào nhưng đã tự nhiên thu hút được hơn 300 khách hàng. Đồng thời, từ nay đến 2030, trong số 40 triệu chiếc xe 2 bánh, Wibike đặt mục tiêu phục vụ được 2 triệu xe đạp sử dụng năng lượng xanh. Điều này sẽ góp phần cắt giảm được 611.000 tấn CO2 và bụi mịn, giúp môi trường trong lành hơn.

Từ tháng 7/2020, Wiibike ghi nhận doanh thu khá khiêm tốn là 2,3 tỷ đồng, lợi nhuận 51%. Tuy nhiên, đến với Shark Tank, CEO Thu Hằng muốn kêu gọi 1,5 tỷ đồng cho 1% cổ phần, tương đương định giá công ty ở mức 150 tỷ đồng.

Bị chê từ đầu đến cuối nhưng vẫn được 2 Shark tranh giành

Trước lời giới thiệu của nữ CEO Thu Hằng, Shark Phú chỉ ra thực trạng tại Việt Nam, đó là người sử dụng xe đạp đang ít dần đi so với 20-30 năm trước do khí hậu nóng, đạp xe ra mồ hôi, giao thông lộn xộn, đường bụi bẩn, không có đường đi riêng.

Trong khi đó, Shark Liên cho biết dù là một fan trung thành của xe đạp nhưng bà vẫn chưa thấy CEO chỉ ra được sự khác biệt của xe Wiibike.

Shark Bình lại quan tâm đến việc Wiibike có đăng ký bản quyền nào không.

"Xe đang trong quá trình tư vấn để đăng ký bản quyền sáng chế cho bột Kit. Em học hỏi từ các mô hình đã có trên thế giới, đồng thời nghiên cứu để tạo ra bộ Kit tuỳ biến cho xe đạp", người phụ trách mảng công nghệ của Wiibkie lên tiếng.

Tuy nhiên, shark Hưng cho rằng bộ Kit chỉ có thể đăng ký bản quyền ở hạng mục giải pháp hữu ích thay vì là một sáng chế.

"Đăng ký bản quyền cũng tốt nhưng kể cả startup có rất nhiều chứng chỉ, bằng cấp rồi nhưng không bán được hàng thì vẫn chết. Trong 7 tháng bán được 2 tỷ tiền hàng, công ty chắc vẫn đang lỗ mà em đã định giá 150 tỷ thì tôi thấy sợ.

...

Startup không nên sử dụng phương pháp định giá dòng tiền quá sớm. Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp đã có dòng tiền ổn định. Còn startup như các em, mới bán chưa được bao nhiêu mà ngồi kéo Excel, được 150 tỷ còn hơi ít, là em – anh kéo hẳn 15.000 tỷ đồng. Nhưng phương pháp đó hoàn toàn không phù hợp với startup của em. Em nên offer một định giá biết điều hơn, nói thật là hơi bị ngáo DCF (phương pháp chiết khấu dòng tiền - PV)", vị "cá mập" đến từ Nextech cảm thán.

Tuy nhiên, CEO Wiibike giải thích rằng ngay khi đưa hàng vào là xe đã bán được ngay, thậm chí khách hàng còn thanh toán tiền trước, nên tự tin sản phẩm bán được. Đồng thời, cô giải thích lý do định giá công ty ở mức 150 tỷ đồng như sau:

"Bọn em đã tìm hiểu các phương pháp định giá và công ty sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Theo đó, từ nay đến 2030, công ty dự kiến bán 2 triệu xe, tương ứng 600 triệu USD doanh thu, lợi nhuận sau thuế là 67 triệu USD".

Theo Shark Phú, cách chiết khấu dòng tiền này quá đơn giản: "Vì em nghĩ rằng mình làm ra còn người khác đứng im, tư duy rất buồn cười. Khi em bắt đầu có lãi, thêm nhiều đối thủ nhảy vào thì tất cả tính toán của em trước đây thay đổi 100%. Dòng tiền nhìn đến 5 năm đã quá dài, thậm chí sau 1 năm cũng đã là khó rồi".

Còn vị cá mập "ông nội" – Shark Việt lại ví von cách tính này như "đếm cua trong lỗ".

Xe xấu, bị chê ngáo định giá nhưng Wiibike vẫn được 2 cá mập tranh giành, cuối cùng chọn Shark Phú dù không quan tâm bussiness hay sản phẩm, chỉ quan tâm đến em! - Ảnh 2.

Đến lúc đưa ra quyết định đầu tư hay không, Shark Hưng nhận định: "Xe đạp là sức khoẻ, là lifestyle, là thể thao chứ không nên nói quá nhiều chuyện lớn lao. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ sức khoẻ hay phong cách sống thì tôi lại không nhìn thấy nó đẹp, tôi xin lỗi vì thậm chí nó nhìn rất xấu. Tôi xin phép không đầu tư".

Shark Việt cũng không đầu tư, nhưng với một lý do khác: "Bạn chưa có lịch sử kinh doanh gì cả. Tôi nghĩ thị trường có nhưng chưa chắc bạn đã quản lý được. Người ta bán phở được chưa chắc mình đã bán phở được. Rất nhiều người ý tưởng kinh doanh rất hay nhưng lại thất bại. Tôi thấy tiềm năng chiếm lĩnh thị trường của bạn không nhiều".

Shark Liên – dù rất quan tâm đến những vấn đề môi trường nhưng cũng từ chối: "Chị là một trong những tín đồ về bảo vệ môi trường. Cứ cái gì liên quan đến môi trường, đem lại giá trị cho người Việt Nam là chị làm nhưng phải cho chị một cơ sở để mình không đốt tiền vô ích. 300 chiếc xe em bán không nói lên điều gì cả. Em nói xe vừa đạp, vừa là xe điện nhưng riêng những người thích xe đạp thì họ lại không thích xe điện. Vì thế chị không đầu tư".

Sau khi nhận được một loạt cái lắc đầu từu 3 vị "cá mập", CEO Thu Hằng xúc động, trải lòng: "Toàn bộ những gì chị Liên chia sẻ là điều bọn em nghe suốt 3 năm nay. Toàn bộ founder team có chung một triết lý trong kinh doanh, đó là việc mình làm sẽ tạo ra, đóng góp giá trị đích thực, tạo được sức ảnh hưởng lớn đến lối sống, tới môi trường sống của người dân Việt Nam. Founder Wiibike vẫn rất kiên định rằng đây sẽ là một sản phẩm phù hợp. Xe đạp trợ lực điện của Wiibike là xe duy nhất thuyết phục được một tập đoàn lớn của châu Á, họ chào đón và coi là sản phẩm kinh doanh mũi nhọn".

Đồng thời, cô khẳng định nếu không ai đầu tư thì vẫn sẽ kiên định theo đuổi.

Xe xấu, bị chê ngáo định giá nhưng Wiibike vẫn được 2 cá mập tranh giành, cuối cùng chọn Shark Phú dù không quan tâm bussiness hay sản phẩm, chỉ quan tâm đến em! - Ảnh 3.

Dẫu vậy, tiệc hay vẫn chưa kết thúc khi Shark Phú và Shark Bình – trước đó là 2 người "chê" nhiều nhất lại đều đưa ra lời đề nghị đầu tư cho Wiibike.

Shark Phú ngỏ lời: "Em không cần giải thích gì thêm về bussiness (mô hình kinh doanh – PV). Với anh chỉ cần liếc mắt là biết bussiness nào rồi. Nên anh đã nói ngay từ đầu, anh không quan tâm đến bussiness, không quan tâm đến sản phẩm mà đang quan tâm đến mỗi em thôi. Anh chốt thế này, 1,5 tỷ cho 10% cổ phần".

Shark Bình đang rất băn khoăn nhưng cũng nhanh chóng đưa ra offer: "Anh thích lý tưởng, mô hình kinh doanh có chính nghĩa. Nếu không có đốm lửa nhỏ thì không bao giờ có biến chuyển lớn. Nhưng anh chỉ thấy thú vị đúng một điểm là bộ Kit để chuyển đổi từ xe đạp thường thành xe đạp điện, còn các loại trợ lực hiện có sẵn trên thị trường nhiều. Khả năng để startup của em cạnh tranh trên thị trường đại dương đỏ đó là tương đối khó, nên xoáy vào bộ Kit. Đồng thời, định giá của em là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, anh đề nghị đầu tư 3 tỷ cho 33% cổ phần".

Từ đây, cuộc chiến giằng co, thuyết phục startup của 2 "cá mập" bắt đầu.

Shark Phú nhắn nhủ: "Kinh nghiệm của anh là đừng quan tâm đến tiền. Chọn startup là chọn người nên chỉ nhìn tướng thôi. Em phải nhìn vào mắt 2 nhà đầu tư xem ai giúp mình được lâu dài".

Trong khi đó, Shark Bình lại đánh thẳng vào các con số: "Nếu cam kết hoà vốn trong năm nay thì trong 33% ấy, anh tách ra 5% để thưởng lại cho đội ngũ và cam kết đầu tư thêm các vòng sau".

Thấy vậy, ông chủ Sunhouse cũng không chịu kém, cho biết nếu Wiibike cam kết hoà vốn trong năm nay thì ông cam kết đầu tư gấp 10 lần.

Chưa dừng lại, Shark Bình dùng đến chiêu khác: "Anh từng có lịch sử rất thành công khi làm việc với co-founder và CEO nữ. Trong Nextech hiện nay đang có 6 CEO nữ đều rất thành công".

Đến cuối cùng, CEO Thu Hằng đã lựa chọn Shark Phú trở thành nhà đầu tư và người đồng hành cũng startup của mình.