Trong Nước
14:26 11-09-2024Bầu Thắng bắt tay “ông lớn” Hàn Quốc trong dự án điện gió lớn nhất thế giới trị giá 200 triệu USD tại Long An
CS Wind thành lập năm 1984 tại Hàn Quốc, là tập đoàn hàng đầu trong ngành sản xuất tháp gió cho các máy phát điện gió lớn nhất thế giới.
Ngày 10/9/2024, Đồng Tâm Group (DTG) và Tập đoàn CS Wind (CS Wind) đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU).
Theo đó, Đồng Tâm sẽ cho CS Wind Việt Nam thuê lại 50 ha đất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp để xây dựng nhà máy sản xuất, bãi lắp ráp cho các thiết bị tháp gió ngoài khơi và trên bờ, các sản phẩm điện gió ngoài khơi như cọc đơn, các thiết bị chuyển tiếp… và cung cấp cho thị trường toàn cầu, với quy mô lớn trên thế giới, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 200 triệu USD.
Sau quá trình tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu, CS Wind quyết định hợp tác chặt chẽ với DongTam Group để đặt nhà máy trong Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An thuộc Cụm dự án Cảng Quốc tế Long An 1.935 ha do Đồng Tâm làm chủ đầu tư trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Theo Biên bản thỏa thuận hợp tác, DTG và các đơn vị thành viên sẽ cho CS Wind Việt Nam thuê lại 50 ha đất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp để xây dựng nhà máy sản xuất, Bãi lắp ráp cho các thiết bị tháp gió ngoài khơi, trên bờ, các sản phẩm điện gió như, cọc đơn, các thiết bị chuyển tiếp… và cung cấp cho thị trường toàn cầu.
Đây được cho là nhà máy có công suất sản xuất thiết bị điện gió lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm lập dự án, với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn đầu dự kiến lên tới 200 triệu USD. Dự kiến công suất hoạt động lên đến hàng chục ngàn đơn vị mỗi năm, cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500 đến 4.000 tấn trên mỗi thiết bị. Đặc biệt, 100% thiết bị và phụ kiện giai đoạn đầu xuất nhập thông qua Cảng Quốc tế Long An, ước tính từ 150.000 đến 200.000 tấn/năm.
Với mong muốn đóng góp phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Dongtam Group chia sẻ: “Chúng tôi rất phấn khởi khi có một tập đoàn uy tín như CS Wind đầu tư vào Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An.
Sau khi Nhà máy đi vào hoạt động, những thiết bị được sản xuất ra từ đây sẽ thuận lợi xuất đi các nước trên thế giới thông qua cảng biển - Cảng Quốc tế Long An. Điều đó càng khẳng định sức hấp dẫn về điều kiện thu hút đầu tư của tỉnh Long An trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Chúng tôi cũng cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thứ cấp trong suốt quá trình triển khai dự án”.
Tin liên quan
- Tỷ phú Thái Lan quyết tâm theo đuổi Vinamilk sau thương vụ chi 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco
- Đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Lần đầu tiên một hôn lễ hào môn ở Việt Nam làm điều này
- Việt Nam vừa có thêm một khu kinh tế rộng gần 14.000 ha, cách Hà Nội chưa tới 100 km
- Doanh nhân Phạm Nhật Minh Hoàng là ai?