clock

Trong Nước

08:18 02-01-2025

Siêu dự án lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí Việt Nam đã được triển khai tới đâu?

Dự án này có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD cho toàn vòng đời dự án.

 

Chuỗi dự án Lô B – Ô Môn là chuỗi dự án khí – điện bao gồm các dự án thành phần: Dự án phát triển mỏ khí Lô B 48/98 & 52/97 (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B – Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV (hạ nguồn).

Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km.

Dự án Lô B – Ô Môn là dự án lớn nhất ngành Dầu khí Việt Nam từ trước tới nay. Dự án này có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD cho toàn vòng đời dự án.

Dự án có sự góp mặt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN), Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Công ty Thăm dò Dầu khí Mitsui (MOECO) – Nhật Bản, Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí PTT (PTTEP) của Thái Lan.

Dự kiến trong thời kỳ ổn định, sản lượng khai thác khí từ chuỗi dự án này sẽ ở mức khoảng 5.06 tỷ m3/năm, hỗ trợ cung cấp khí cho tổ hợp các nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn trong bối cảnh các mỏ khí cũ trong nước đã dần cạn kiệt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bản an ninh năng lượng trong nước.

Chuỗi dự án khi triển khai cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, tạo ra nguồn lực lớn trong lộ trình thực hiện đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

 
Nguồn: ABS

Năm 2026 dự kiến sẽ đón dòng khí đầu tiên từ Lô B và 3 nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III & IV sẽ vận hành vào năm 2027-2030 (Ô Môn I hiện đã đi vào vận hành, sẽ chuyển sang sử dụng khí từ Lô B trong thời gian tới).

Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) là chi nhánh của Petrovietnam. PQPOC là Nhà điều hành Dự án Khí Lô B (khâu thượng nguồn).

Mới đây, theo công bố của PQPOC, trong năm 2024, công ty đã thực hiện thành công rất nhiều mảng công việc quan trọng mang tính quyết định đối với thành công của Dự án Lô B.

Với mục tiêu có Dòng khí đầu tiên (FG) vào tháng 8/2027 được Petrovietnam và các bên phê duyệt, trong năm 2024, PQPOC đã tập trung triển khai khối lượng công việc rất lớn bao gồm các gói thầu EPCI#1 và EPCI#2 giai đoạn trao thầu hạn chế (LLOA) và sau đó trao thầu đầy đủ (Full LOA), đồng thời tiến hành công tác đấu thầu gói thầu FSO và các gói thầu phụ trợ khác; hoàn thành chiến dịch thu nổ địa chấn 3D trước thời hạn, chuẩn bị các gói thầu khoan.

 
 

Thông tin cụ thể về Dự án Phát triển mỏ Khí Lô B, Tổng giám đốc PQPOC Phạm Xuân Phúc cho biết, đến thời điểm 13/12/2024, tiến độ tổng thể gói EPCI#1 đạt 12,82%, gói EPCI#2 đạt 24,39%; các công tác thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, chế tạo đang theo đúng kế hoạch tiến độ đề ra.

Giữa tháng 12/2024, dự án đã đạt cột mốc 01 triệu giờ an toàn đầu tiên; trước đó, Lễ khởi công chân đế giàn CPP (gói EPCI#1) và các dự án thành phần (thuộc gói EPCI#2) đã diễn ra thành công vào ngày 18/9/2024.

PQPOC cũng đã hoàn thành 2900 km2 công tác thu nổ và xử lý tài liệu địa chấn 3D vào cuối tháng 8/2024; dự kiến sẽ hoàn thành công tác xử lý PSTM vào tháng 04/2025 và PSDM vào tháng 11/2025.

 
Cắt thép khởi công chân đế giàn CPP (gói EPCI#1) và các dự án thành phần (thuộc gói EPCI#2)

Năm 2025, hoạt động SXKD của PQPOC sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố phức tạp.Bám sát mục tiêu có Dòng khí đầu tiên (FG) vào tháng 8/2027, PQPOC đã đề ra Chương trình Hoạt động và Ngân sách 2025; trong đó tập trung vào triển khai mua sắm và chế tạo cho hai gói EPCI#1 và EPCI#2, đánh giá và trao thầu gói FSO, cùng các gói phụ trợ khác như IVS, CAR, MWS, QAQC.

Công tác xử lý tài liệu địa chấn 3D dự kiến sẽ hoàn thành PSTM vào tháng 4/2025 và PSDM vào tháng 11/2025, cùng với nghiên cứu địa chất - công nghệ mỏ. PQPOC cũng đẩy mạnh đấu thầu phục vụ khoan và hoàn thiện giếng, chuẩn bị chiến dịch khoan vào quý I/2026. Các công tác vận hành khai thác (Pre-OPS) sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng, song song với việc nâng cao năng lực quản trị, kiện toàn tổ chức và kiên trì thực hiện chuyển đổi số.

Trước đó, vào đầu tháng 9/2024, liên danh Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) - McDermott (Hoa Kỳ) đã được trao thầu toàn diện gói EPCI#1 của dự án Lô B với giá trị khoảng 1,1 tỷ USD, trong đó phần việc của PVS chiếm khoảng 550 triệu USD. Đồng thời, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC - công ty con do PVS sở hữu 100% vốn - cũng được trao thầu toàn diện gói EPCI#2 trị giá 400 triệu USD.

 

Theo phân tích từ Chứng khoán Dầu khí (PSI), chuỗi dự án Lô B - Ô Môn dự kiến sẽ mang lại doanh thu lên tới 5,8 tỷ USD cho Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS), thông qua các hợp đồng cơ khí xây lắp (M&C) bắt đầu từ năm 2024 và hợp đồng thuê kho nổi chứa dầu (FSO) từ năm 2028.

 

Pha Lê

Siêu dự án lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí Việt Nam đã được triển khai tới đâu? - Ảnh 1.

 

Chuỗi dự án Lô B – Ô Môn là chuỗi dự án khí – điện bao gồm các dự án thành phần: Dự án phát triển mỏ khí Lô B 48/98 & 52/97 (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B – Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV (hạ nguồn).

Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km.

Dự án Lô B – Ô Môn là dự án lớn nhất ngành Dầu khí Việt Nam từ trước tới nay. Dự án này có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD cho toàn vòng đời dự án.

Dự án có sự góp mặt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN), Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), Công ty Thăm dò Dầu khí Mitsui (MOECO) – Nhật Bản, Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí PTT (PTTEP) của Thái Lan.

Dự kiến trong thời kỳ ổn định, sản lượng khai thác khí từ chuỗi dự án này sẽ ở mức khoảng 5.06 tỷ m3/năm, hỗ trợ cung cấp khí cho tổ hợp các nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn trong bối cảnh các mỏ khí cũ trong nước đã dần cạn kiệt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bản an ninh năng lượng trong nước.

Chuỗi dự án khi triển khai cũng sẽ đóng vai trò quan trọng, tạo ra nguồn lực lớn trong lộ trình thực hiện đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Siêu dự án lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí Việt Nam đã được triển khai tới đâu? - Ảnh 2.

Nguồn: ABS

Năm 2026 dự kiến sẽ đón dòng khí đầu tiên từ Lô B và 3 nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III & IV sẽ vận hành vào năm 2027-2030 (Ô Môn I hiện đã đi vào vận hành, sẽ chuyển sang sử dụng khí từ Lô B trong thời gian tới).

Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc (PQPOC) là chi nhánh của Petrovietnam. PQPOC là Nhà điều hành Dự án Khí Lô B (khâu thượng nguồn).

Mới đây, theo công bố của PQPOC, trong năm 2024, công ty đã thực hiện thành công rất nhiều mảng công việc quan trọng mang tính quyết định đối với thành công của Dự án Lô B.

Với mục tiêu có Dòng khí đầu tiên (FG) vào tháng 8/2027 được Petrovietnam và các bên phê duyệt, trong năm 2024, PQPOC đã tập trung triển khai khối lượng công việc rất lớn bao gồm các gói thầu EPCI#1 và EPCI#2 giai đoạn trao thầu hạn chế (LLOA) và sau đó trao thầu đầy đủ (Full LOA), đồng thời tiến hành công tác đấu thầu gói thầu FSO và các gói thầu phụ trợ khác; hoàn thành chiến dịch thu nổ địa chấn 3D trước thời hạn, chuẩn bị các gói thầu khoan.

 
 

Thông tin cụ thể về Dự án Phát triển mỏ Khí Lô B, Tổng giám đốc PQPOC Phạm Xuân Phúc cho biết, đến thời điểm 13/12/2024, tiến độ tổng thể gói EPCI#1 đạt 12,82%, gói EPCI#2 đạt 24,39%; các công tác thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, chế tạo đang theo đúng kế hoạch tiến độ đề ra.

Giữa tháng 12/2024, dự án đã đạt cột mốc 01 triệu giờ an toàn đầu tiên; trước đó, Lễ khởi công chân đế giàn CPP (gói EPCI#1) và các dự án thành phần (thuộc gói EPCI#2) đã diễn ra thành công vào ngày 18/9/2024.

PQPOC cũng đã hoàn thành 2900 km2 công tác thu nổ và xử lý tài liệu địa chấn 3D vào cuối tháng 8/2024; dự kiến sẽ hoàn thành công tác xử lý PSTM vào tháng 04/2025 và PSDM vào tháng 11/2025.

Siêu dự án lớn nhất trong lịch sử ngành dầu khí Việt Nam đã được triển khai tới đâu? - Ảnh 3.

Cắt thép khởi công chân đế giàn CPP (gói EPCI#1) và các dự án thành phần (thuộc gói EPCI#2)

Năm 2025, hoạt động SXKD của PQPOC sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố phức tạp.Bám sát mục tiêu có Dòng khí đầu tiên (FG) vào tháng 8/2027, PQPOC đã đề ra Chương trình Hoạt động và Ngân sách 2025; trong đó tập trung vào triển khai mua sắm và chế tạo cho hai gói EPCI#1 và EPCI#2, đánh giá và trao thầu gói FSO, cùng các gói phụ trợ khác như IVS, CAR, MWS, QAQC.

Công tác xử lý tài liệu địa chấn 3D dự kiến sẽ hoàn thành PSTM vào tháng 4/2025 và PSDM vào tháng 11/2025, cùng với nghiên cứu địa chất - công nghệ mỏ. PQPOC cũng đẩy mạnh đấu thầu phục vụ khoan và hoàn thiện giếng, chuẩn bị chiến dịch khoan vào quý I/2026. Các công tác vận hành khai thác (Pre-OPS) sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng, song song với việc nâng cao năng lực quản trị, kiện toàn tổ chức và kiên trì thực hiện chuyển đổi số.

Trước đó, vào đầu tháng 9/2024, liên danh Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) - McDermott (Hoa Kỳ) đã được trao thầu toàn diện gói EPCI#1 của dự án Lô B với giá trị khoảng 1,1 tỷ USD, trong đó phần việc của PVS chiếm khoảng 550 triệu USD. Đồng thời, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC - công ty con do PVS sở hữu 100% vốn - cũng được trao thầu toàn diện gói EPCI#2 trị giá 400 triệu USD.

Theo phân tích từ Chứng khoán Dầu khí (PSI), chuỗi dự án Lô B - Ô Môn dự kiến sẽ mang lại doanh thu lên tới 5,8 tỷ USD cho Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS), thông qua các hợp đồng cơ khí xây lắp (M&C) bắt đầu từ năm 2024 và hợp đồng thuê kho nổi chứa dầu (FSO) từ năm 2028.