Thế Giới
10:05 17-06-2024Chỉ trong 5 tháng, một mặt hàng của Nga có doanh thu gần 56 tỷ USD
Bất chấp các lệnh trừng phạt, kinh tế Nga vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Một mặt hàng của nước này còn có doanh thu lên tới gần 56 tỷ USD.
Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Nga, mặc dù đang phải gánh chịu các lệnh trừng phạt nặng nề nhưng doanh thu của ngành dầu khí trong 5 tháng đầu năm 2024 vẫn tăng 73,5% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, ngân sách của Nga từ dầu khí đã đạt 4,95 nghìn tỷ ruble (tương đương với 55,7 tỷ USD) trong 5 tháng đầu năm.
Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính Nga: "Theo các thông số về triển vọng kinh tế xã hội, dựu kiến nguồn thu từ dầu khí sẽ thặng dư ổn định trên mức cơ sở trong những tháng tới".
Trên thực tế, doanh thu phi dầu khí của Nga trong giai đoạn 5 tháng đầu năm 2024 cũng tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, kể từ khi diễn ra chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã tiến hành chuyển hướng khách hàng dầu mỏ và khí đốt từ EU sang châu Á, đặc biệt là hai quốc gia là Ấn Độ và Trung Quốc.
Trước đó, trong tháng 4/2024, doanh thu từ dầu khí của Nga đạt 1,23 nghìn tỷ Ruble (tương đương với 13,5 tỷ USD). Ngoài ra, Nga cũng ghi nhận nguồn thu nhập từ dầu mỏ cho ngân sách nước này tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 5/2024, doanh thu từ dầu mỏ của Nga tăng gần 50% so với tháng 5/2023. Nguyên nhân là do Nga tiếp tục tìm cách để lách các lệnh trừng phạt cũng như có được giá dầu thô cao hơn.
Theo ước tính của tờ Bloomberg, đồng Ruble yếu hơn và hiện giá dầu thô Urals của Nga đang cao hơn trong bối cảnh giá dầu quốc tế ở mức cao đã góp phần mang lại doanh thu cao hơn từ những loại thuế có liên quan đến dầu mỏ và tổng doanh thu từ dầu khí.
Kết quả, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã tăng gấp đôi. Điều này làm nổi bật những khó khăn của những nước phương Tây trong việc muốn giảm nguồn cung từ dầu mỏ của Nga trong những tháng gần đây.
Kinh tế Nga được dự báo tăng trưởng mạnh, bất chấp các lệnh trừng phạt
Gần đây nhất, ngày 11/6, dựa trên các số liệu sửa đổi mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga. Cụ thể, theo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2024, GDP của nước Nga dự kiến tăng 2,9% trong năm 2024 và 1,4% vào năm 2025.
WB cho biết, kinh tế Nga tăng trưởng vượt trội so với kỳ vọng trong năm 2023, với mức tăng 3,6%.
Vào tháng 4/2024, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự đoán kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả những nền kinh tế tiên tiến vào năm 2024. GDP của Nga được dự báo là sẽ tăng 3,2%, vượt cả tốc độ tăng trưởng dự kiến của các nước như Mỹ (2,7%), Anh (0,5%, Đức (0,2%) và Pháp (với 0,7%).
Dù đang phải gánh chịu nhiều lệnh trừng phạt, đồng thời chuyển dịch xu hướng khách hàng sang thị trường châu Á (trong đó nổi bật nhất là Trung Quốc và Ấn Độ), nhưng Nga vẫn tiến hành xuất khẩu khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang một số nước thuộc EU (chủ yếu là Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha).
Theo trang High North News, mặc dù EU tiếp tục thảo luận về cách để loại bỏ dần LNG của Nga nhưng lượng nhập khẩu vẫn đạt mức cao trong 4 tháng đầu năm 2024. Theo đó, trong 4 tháng này, một số quốc gia thành viên của EU đã nhập khẩu gần 100 lô LNG và khí ngưng tụ. Mỗi lô trị giá khoảng 40 triệu USD.
Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg ngày 7/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, gần 40% kim ngạch thương mại của Nga hiện được giao dịch bằng đồng Ruble. Con số này tăng so với khoảng 30% cách đây 1 năm, đồng thời cao hơn mức 15% trong giai đoạn trước cuộc xung đột Ukraine.
Ngoài ra, Nga cũng sẽ tìm cách tăng tỷ lệ thanh toán bằng tiền tệ của những quốc gia thành viên BRICS.
Minh Hằng
Tin liên quan
- Báo Singapore nói về chính sách “chưa từng có” cho các trung tâm tài chính sắp hình thành của Việt Nam
- Ác mộng tại 1 công ty TMĐT nổi tiếng: Nhân viên không được biết tên thật, làm cùng ngành sau khi nghỉ việc sẽ phải bồi thường, có người mất hơn 24 tỷ đồng
- Ứng cử viên thủ tướng Đức muốn mở lại đường ống khí đốt Nga, nói lệnh trừng phạt Moscow đang ‘kết liễu’ doanh nghiệp Đức và làm giàu cho Mỹ
- Mỹ trừng phạt Nga thêm gói mới, một loạt quốc gia mừng thầm vì sắp trúng lớn: Nắm trọn thị trường màu mỡ châu Á, bán dầu với giá ngày một đắt đỏ