clock

Thế Giới

08:46 09-03-2023

Có 9,4 tỷ USD nhưng vẫn nhặt thức ăn thừa, tỷ phú đúc kết quy tắc sống nếu muốn giàu có: Đừng rút ví nếu chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra

Đổ hàng triệu USD quyên góp và đầu tư nhưng vị tỷ phú này lại phát bực vì tiếc tiền đi du lịch Hawai.

Có 9,4 tỷ USD nhưng vẫn nhặt thức ăn thừa, tỷ phú đúc kết quy tắc sống nếu muốn giàu có: Đừng rút ví nếu chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra - Ảnh 1.

David Ross Cheriton là một người đàn ông có lối sống tằn tiện. Ông tự cắt tóc cho bản thân chứ chẳng chịu ra ngoài quán, lái chiếc xe Volkswagen Vanagon đời 1986 cho đến khi hỏng không chạy được mới chịu thay.

Người đàn ông này thậm chí còn thường xuyên gói một nửa đồ ăn khi dùng bữa ngoài nhà hàng để mang về cho bữa tiếp hoặc cho ngày hôm sau.

Câu chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu tài khoản ngân hàng của Cheriton lên tới 10 con số bằng đồng USD.

Bản thân Cheriton là giáo sư công nghệ máy tính tại trường đại học Stanford University, nơi ông sáng lập và lãnh đạo tập đoàn Distributed Systems Group. Vị “nhà giáo” cũng là chuyên gia đầu tư cho mảng công nghệ khi từng đổ 200.000 USD cho Google trong những ngày đầu công ty thành lập. Hiện tổng giá trị vốn hóa của Alphabet (Google) đã lên đến 1,2 nghìn tỷ USD.

Theo tính toán của tạp chí Forbes đến ngày 8/3/2023, tổng tài sản của Ross vào khoảng 9,4 tỷ USD, xếp hạng 195 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Có 9,4 tỷ USD nhưng vẫn nhặt thức ăn thừa, tỷ phú đúc kết quy tắc sống nếu muốn giàu có: Đừng rút ví nếu chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra - Ảnh 2.

David Ross Cheriton.

Giàu có là vậy nhưng Cheriton vẫn sống trong một căn hộ hơn 35 năm qua mà chẳng chuyển đến một khu biệt thự hạng sang nào cho thoải mái. Ông cũng chỉ nghỉ làm đi du lịch duy nhất 1 lần trong đời, còn lại thì “cắm mặt” vào công việc.

Điều trớ trêu là trong lần du lịch duy nhất đó, Cheriton đến Maui-Hawai để lướt thuyền buồm để rồi tự gọi mình là “hư hỏng”, thậm chí còn bực bội vì đã tiêu tiền cho chuyến đi này.

Sống tằn tiện là vậy nhưng Cheriton lại chi rất nhiều tiền làm từ thiện. Vị tỷ phú này từng rút ví 25 triệu USD tài trợ cho những sinh viên nghiên cứu tốt nghiệp của trường đại học Waterloo, quyên góp 7,5 triệu USD cho trường đại học British Columbia và 12 triệu USD cho trường đại học Stanford nơi ông đang giảng dạy.

Dưới đây là 4 quy tắc sống mà Cheriton tuân thủ để làm nên vị tỷ phú tằn tiện này.

Đừng rút ví nếu chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra

“Quy luật sống của tôi là sẽ không chi tiêu nếu không thể giải thích cho cha mẹ mình về quyết định đó mà không cảm thấy có lỗi hay xấu hổ”, Cheriton nói.

Trên thực tế, quy luật này của Cheriton được ông áp dụng cho cả chi tiêu lẫn đầu tư. Sống một cuộc sống tiết kiệm, chỉ đầu tư vào những thứ mà mình giải thích được, tin tưởng được.

“Trong lịch sử chiến tranh, bạn sẽ thấy rất nhiều trận đánh mà những vị tướng giỏi với đội quân hùng hậu của mình thua vì tham chiến trên chiến trường mà họ không hiểu rõ. Tương tự như trong kinh doanh, bạn sẽ phải coi thương trường là chiến trường, hiểu rõ về nó nếu không muốn thua”, giáo sư Cheriton nhấn mạnh.

Đặc biệt, Cheriton rất ghét đầu cơ hay những cơ hội làm ăn chụp giật, lướt sóng nhất thời.

“Tôi tìm kiếm những cơ hội đầu tư không chỉ sinh lời mà còn gia tăng được giá trị công nghệ thực tế cho xã hội. Trên thực tế công nghệ là một lợi thế cực lớn trong đầu tư. Thay vì chỉ ngồi cầu nguyện thì tôi đầu tư tiền bạc, thời gian cho những hãng công nghệ mà tôi tin rằng chắc chắn họ sẽ thành công trong tương lai. Tôi đối xử với những startup này như con của mình vậy thay vì coi chúng như những con gà đẻ trứng vàng”, tỷ phú Cheriton cho biết.

 

Kỷ luật

Tỷ phú Cheriton cũng là giáo sư đại học nên ông rất bận. Trên thực tế ngay cả khi có thể dành ra thời gian rảnh thì ông cũng chẳng làm điều đó vì luôn muốn được lao động, sống không cảm thấy hối tiếc thay vì nghỉ ngơi tiêu xài hoang phí.

“Tôi có rất nhiều việc phải làm. Nếu như tốn thời gian đi mua những thứ như xe hạng sang thì sẽ phải tốn thời gian tìm hiểu, lựa chọn. Tôi không thích điều đó”, ông Cheriton nói.

Có 9,4 tỷ USD nhưng vẫn nhặt thức ăn thừa, tỷ phú đúc kết quy tắc sống nếu muốn giàu có: Đừng rút ví nếu chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra - Ảnh 3.

Theo những người thân quen với Cheriton, vị tỷ phú này có lịch làm việc khá cố định. Trong khi nhiều sinh viên đại học bớt ăn ngủ để tham gia các cuộc vui hay những hoạt động giải trí thì Cheriton tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe cho công việc.

“Có những người mua nhà xây đến 13 cái nhà tắm hoặc tương tự như vậy. Nói thật là tôi nghĩ họ có vấn đề về thần kinh”, Cheriton thừa nhận.

“Suy nghĩ của ông ấy ở một tầm khác rồi”, tờ Money Mozart viết về Cheriton.

Chọn bạn mà chơi

“Nếu một tỷ phú không cần đến những thứ đó thì tại sao tôi phải mua chúng?”, Cheriton nói khi được hỏi tại sao ông không mua xe sang hay biệt thự để hưởng thụ cuộc sống.

Theo Cheriton, dù thừa tiền hưởng thụ một cuộc sống thoải mái nhưng ông không làm vậy, một phần do chịu ảnh hưởng từ những người bạn tỷ phú làm giàu từ tay trắng. Vị giáo sư này cho biết việc chọn bạn mà chơi rất quan trọng, nếu muốn thành công thì phải chơi với những người thực sự thành công và học hỏi từ phong cách sống cũng như làm việc của họ.

“Hãy chọn bạn mà chơi. Bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ những người bạn giàu có mà tôi phải mất hàng năm trời xây dựng mối quan hệ”, tỷ phú Cheriton khuyên nhủ.

Nghĩ lớn

Những sinh viên của trường Stanford University cho biết giáo sư Cheriton là một người có tiêu chuẩn cao đến mức điên rồ. Vị tỷ phú này thường xuyên khuyên học sinh của mình hãy nghĩ lớn và làm những điều lớn lao cho thế giới.

Với những thành công từng đạt được cho các thương vụ đầu tư công nghệ, Cheriton hiểu rằng cần có một tầm nhìn rộng, dám nghĩ lớn thì mới có thể lựa chọn được những startup “béo bở”, vừa gây dựng được tiền bạc vừa đóng góp cho xã hội.

Bản thân Cheriton là đồng sáng lập của những công ty có tiếng như Arista Networks, (IPO năm 2014), Granite Systems (bán cho Cisco năm 1996) và Kealia (bán cho Sun Microsystems năm 2004).

Vị tỷ phú này cũng là nhà đầu tư thiên thần khi rót vốn cho VM Ware từ những ngày đầu thành lập. Năm 2004, EMC đã mua lại startup này với giá 625 triệu USD và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công vào năm 2007.

*Nguồn: Forbes, Business Insider