clock

Thế Giới

08:09 01-10-2024

Gói kích thích kinh tế mới của Trung Quốc gây chấn động thị trường toàn cầu

Các thị trường tài chính tuần qua đã biến động mạnh sau khi Bắc Kinh công bố gói kích thích kinh tế lớn nhất kể từ đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, liệu tác động từ gói này liệu có kéo dài?

Áp lực giảm phát - đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới kể từ năm 2023 - đang có dấu hiệu trầm trọng thêm, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiền tệ và cổ phiếu toàn cầu trong năm nay. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng nhanh trở lại, Trung Quốc hôm thứ Ba (24/9) đã tung ra một gói kích thích kinh tế lớn.

Theo đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) ở các ngân hàng thương mại và lãi suất đối với các khoản vay mua nhà thế chấp hiện tại 0,5 điểm phần trăm, đồng thời giảm tỷ lệ trả trước đối với người vay thế chấp mua căn nhà thứ hai từ 25% xuống 15% giá trị căn nhà.

Lãi suất đối với các hợp đồng mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày sẽ được giảm từ 1,7% xuống 1,5%.   Điều này có thể giúp lãi suất cơ bản giảm khoảng 0,2-0,25 điểm phần trăm. Trong khi đó, lãi suất trung hạn có thể giảm 0,3 điểm phần trăm. Động thái này được cho là sẽ giúp cung cấp thanh khoản khoảng 1 nghìn tỉ nhân dân tệ (141 tỉ đô la Mỹ) cho thị trường tài chính.

Ngay sau khi Trung Quốc công bố gói kích thích trên, cổ phiếu châu Âu, tiền tệ và hàng hóa của các thị trường mới nổi đã dậy sóng. Nhưng các nhà phân tích đặt câu hỏi về hiệu quả của gói kích thích kinh tế trên trong dài hạn, do nhu cầu tín dụng từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc đang trong tình trạng cực kỳ yếu.

Chúng ta hãy xem xét 5 lĩnh vực cảm nhận rõ rệt nhất tình trạng kinh tế yếu kém ở Trung Quốc và những biện pháp kích thích mới này có thể có ý nghĩa gì?

 

Vũ Ngọc Diêp