clock

Thế Giới

08:12 12-12-2024

GS vừa thắng giải 3 triệu USD từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập “cú đúp” ở Nobel chỉ sau 5 ngày

Công trình nghiên cứu của vị GS này từng bị coi là “vô nghĩa” trong mắt nhiều người, nhưng giờ đây nó đóng vai trò quyết định sự phát triển của thế giới.

 

 

GS Geoffrey Hinton là đồng chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024 và Giải Nobel Vật lý 2024. Ảnh: Reuters

GS Geoffrey Hinton là đồng chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024 và Giải Nobel Vật lý 2024. Ảnh: Reuters

Vị GS vừa lập "cú đúp" giải thưởng VinFuture và Nobel trong năm 2024 là GS Geoffrey Hinton, người được mệnh danh là "Bố già AI". Ông là giáo sư danh dự tại ĐH Toronto (Canada), đồng thời là người tiên phong trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI).

Mới đây, ngày 10/12/2024 (theo giờ địa phương), tại Tòa thị chính Stockholm, Thụy Điển, Ban Tổ chức giải thưởng Nobel và Hoàng gia Thụy Điển đã tổ chức lễ trao các giải thưởng Nobel năm 2024. Tại buổi lễ này, những người đoạt giải Nobel về vật lý, hóa học, y học, kinh tế và văn học sẽ chính thức được nhận giải thưởng.

 
GS vừa thắng giải 3 triệu USD từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập “cú đúp” ở Nobel chỉ sau 5 ngày - Ảnh 1.

Tại buổi lễ trang trọng này, GS Geoffrey Hinton cùng với GS John Hopfield (Mỹ) chính thức nhận giải Nobel Vật lý năm 2024, cho công trình về mạng lưới thần kinh nhân tạo trong 40 năm qua và mở đường cho sự bùng nổ AI trên thế giới.

Công trình của của hai vị GS này được coi là nền tảng cho máy học và học sâu. Trong đó, riêng GS Geoffrey Hinton được Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Vật lý Nobel Ellen Moons đánh giá là " nhân vật hàng đầu trong việc phát triển các thuật toán hiệu quả ".

 
GS Geoffrey Hinton (phải) cùng với GS John Hopfield là chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2024. Ảnh: SCMP

Tại lễ trao giải, bà Ellen Moons cho biết: "GS Geoffrey Hinton là người tiên phong trong nỗ lực thiết lập mạng lưới nơ-ron sâu và dày đặc. Những mạng lưới như vậy có hiệu quả trong việc phân loại cũng như diễn giải một lượng lớn dữ liệu, tự cải thiện dựa trên độ chính xác của kết quả".

Theo Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Vật lý Nobel, ngày nay, mạng lưới nơ-ron nhân tạo là công cụ mạnh mẽ trong những lĩnh vực nghiên cứu bao gồm vật lý, hóa học, y học và trong cuộc sống hàng ngày.

50 năm kiên trì "phá bỏ định kiến"

 
GS Geoffrey Hilton đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu về AI. Ảnh: Freepik
Chia sẻ về điều đặc biệt này, GS Sir. Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture cho biết: "Năm nay, tôi đặc biệt tự hào khi chia sẻ rằng VinFuture đã một lần nữa chứng minh khả năng nhận diện sớm những công trình có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Trước khi giải Nobel được công bố (tháng 10 – PV), chúng tôi đã vinh danh GS Geoffrey Hinton, người sau đó đoạt giải Nobel Vật lý 2024, với những đóng góp cho AI.

Điều này không phải là lần đầu tiên. Bởi cách đây 2 năm, chúng tôi cũng đã trao Giải thưởng cho Nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực mới cho Demis Hassabis và John Jumper từ Google DeepMind với công trình mô hình hóa cấu trúc protein. Và sau đó họ cũng vừa trở thành chủ nhân giải Nobel Hóa học năm nay".

 

Minh Hằng