Doanh Nghiệp
09:12 20-12-2023Hai "ngôi sao hơn 100 tỷ USD" của Việt Nam
Số liệu được công bố bởi Tổng Cục Hải quan Việt Nam.
43 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 11, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,88 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2023 ước đạt 31,08 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,49 tỷ USD, giảm 2,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,59 tỷ USD, giảm 4,1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 tăng 6,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 4,4%.
Tính chung 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 322,50 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 85,94 tỷ USD, giảm 2,2%, chiếm 26,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 236,56 tỷ USD, giảm 7,1%, chiếm 73,4%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2023 ước đạt 29,8 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,6 tỷ USD, giảm 0,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,2 tỷ USD, tăng 1,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11 tăng 5,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 4,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,6%.
Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, hết tháng 11, kim ngạch đạt 619,36 tỷ USD, giảm 8,2%, tương ứng giảm 55,56 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu là 322,61 tỷ USD, giảm 5,8% (tương ứng giảm 20,01 tỷ USD); nhập khẩu là 296,75 tỷ USD, giảm 10,7% (tương ứng giảm 35,55 tỷ USD). Hết tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư với con số xuất siêu 25,86 tỷ USD.
11 tháng qua, có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,1%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tính đến hết ngày 15/11, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản sơ bộ đạt 3,76 tỷ USD, chiếm 1,2%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 270,45 tỷ USD, chiếm 88,4%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 24,02 tỷ USD, chiếm 7,8%; nhóm hàng thủy sản đạt 7,82 tỷ USD, chiếm 2,6%.
Về nhập khẩu hàng hóa, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 281,62 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 100,54 tỷ USD, chiếm 35,7% tổng kim ngạch nhập khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,08 tỷ USD, chiếm 64,3%.
Có 43 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,2% tổng kim ngạch nhập khẩu (03 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 43,6%).
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 264,13 tỷ USD, chiếm 93,8%; trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,8%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng sơ bộ đạt 17,49 tỷ USD, chiếm 6,2%.
2 "ngôi sao" có kim ngạch xuất nhập khẩu đạt từ 100 tỷ USD
Thông tin từ Tổng cục Hải quan, có hai đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu đạt từ 100 tỷ USD trở lên tính từ ngày 1/1- 15/11/2023 là Cục Hải quan Bắc Ninh và Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, từ 1/1 đến 15/11, Cục Hải quan Bắc Ninh có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất cả nước với 146,12 tỷ USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp theo là Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh với 110,57 tỷ USD, giảm 11,1%.
Các đơn vị có kim ngạch lớn khác có thể kể đến như: Cục Hải quan Hải Phòng với 92,67 tỷ USD, giảm 4,2%; Cục Hải quan Hà Nội với 54,08 tỷ USD, giảm 8,4%; Cục Hải quan Bình Dương với 41,03 tỷ USD, giảm 12,9%; Cục Hải quan Đồng Nai với 31,96 tỷ USD, giảm 15,7%; Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu với 18,51 tỷ USD, giảm 8,9%; Cục Hải quan Long An với 14,25 tỷ USD, giảm 6,2%...
Một số cục hải quan có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Cục Hải quan Hà Nam Ninh với 19,25 tỷ USD, tăng 11,9%; Cục Hải quan Quảng Ninh với 13,62 tỷ USD, tăng 1,4%; Cục Hải quan Hà Tĩnh với 5,86 tỷ USD, tăng 20,1%; Cục Hải quan Bình Phước với 5,41 tỷ USD, tăng 21,3% và Cục Hải quan Lạng Sơn với 4,61 tỷ USD, tăng tới 84,2%.
Tin liên quan
- Doanh nghiệp hàng đầu nước Đức muốn đầu tư vào Việt Nam, Thứ trưởng giới thiệu 2 tỉnh đầy tiềm năng
- Ngân hàng ACB có quyết định quan trọng về tổng giám đốc
- VinFast ra mắt xe máy điện cho học sinh, giá gần 18 triệu đồng, đầy pin đi được 82km
- SK Investment Vina II thoái vốn khỏi Vingroup xuống 4,72%, không còn là cổ đông lớn, đã có người mua