Thế Giới
15:23 11-11-2024Hàng trăm nghìn tấn hàng từ Brazil đổ bộ Việt Nam với giá rẻ hấp dẫn: Chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ đứng thứ 3 thế giới
Sản lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Brazil đã tăng mạnh 3 chữ số trong 9 tháng đầu năm.
Bông là mặt hàng nguyên liệu quan trọng đối với ngành dệt may và xơ sợi của Việt Nam. Hiện nay nước ta là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới với sản lượng tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm. Nước ta cũng là quốc gia xuất khẩu xơ sợi đứng thứ 6 thế giới và là nhà xuất khẩu hàng dệt may thứ 3 thế giới – chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu bông của Việt Nam trong tháng 9 đạt hơn 119 nghìn tấn với trị giá hơn 217 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và giảm 14,2% về trị giá so với tháng trước đó.
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm sản lượng nhập khẩu bông đã cán mốc hơn 1,1 triệu tấn, trị giá hơn 2,18 tỷ USD, tăng 12% về lượng và tăng 2,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, 3 cường quốc nông sản của thế giới là Brazil, Mỹ và Úc lần lượt là 3 nhà cung cấp bông lớn nhất của Việt Nam kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, Brazil dẫn đầu với sản lượng đạt hơn 343 nghìn tấn, trị giá hơn 694 triệu USD, tăng mạnh 171% về lượng và tăng 134% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân ghi nhận xu hướng giảm với 2.021 USD/tấn, tương ứng mức giảm 14%.
Sản lượng bông của Brazil đã tăng hơn gấp đôi trong bảy năm qua, đạt mức kỷ lục 14,6 triệu bao (mỗi bao khoảng 226,5 kg) trong niên vụ 2023-2024. Sự tăng trưởng trong sản xuất bông của Brazil được thúc đẩy bởi những đổi mới công nghệ như hạt giống biến đổi gen và tăng diện tích trồng.
Tin liên quan
- Bỏ rơi dầu Nga, quốc gia chủ chốt của BRICS bất ngờ tuyên bố quốc gã nhà giàu mới nổi này mới là chân ái mới để mua dầu
- Campuchia đang giàu lên, quốc tế có thể rút hỗ trợ
- 100 nghìn tỷ USD sắp "đổi chủ" trên toàn nước Mỹ: Loạt công ty quản lý tài sản vội vã "bắt trend" để phục vụ đại gia mới nổi thuộc lớp Gen Y và Gen Z
- Buồn của nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới: Bị láng giềng vượt mặt về GDP bình quân đầu người sau 41 năm, xếp chót trong G7 - vì đâu nên nỗi?