clock

CEO Thế Giới

11:16 14-12-2017

Steve Jobs từng sa thải lập tức 2 nhà quản lý giàu kinh nghiệm và thay bằng một cử nhân ngôn ngữ Anh 32 tuổi vì có phẩm chất này

Sau khi chửi thề tất cả các chuyên gia dạn dày kinh nghiệm quản lý, Jobs nói ông cần một phẩm chất khác: niềm đam mê. "Chúng tôi muốn những người điên cuồng với những gì họ đang làm, không nhất thiết phải là những nhà quản lý chuyên nghiệp", ông giải thích.

Steve Jobs - nhà sáng lập Apple lâu nay được mệnh danh là thiên tài công nghệ số 1 của thế giới. Ông là người có công lớn xây dựng và tạo lập nên thành công của Apple thời điểm hiện tại.

Trên thực tế có rất nhiều người ngưỡng mộ và mong muốn được làm việc cùng với ông, nhưng nếu biết được phong cách quản lý khắc nghiệt của Jobs, có lẽ họ sẽ phải suy nghĩ lại. Ngoài tài năng, bạn còn cần có một niềm đam mê mãnh liệt.

Vào những ngày đầu thành lập công ty, Steve Jobs đã thuê ngoài 2 nhà quản lý "chuyên nghiệp" nhưng nhanh chóng cho thôi việc.

"Họ đã không làm gì cả", Steve Jobs nói. "Hầu hết bọn họ chỉ cưỡi ngựa xem hoa. Họ biết làm thế nào để quản lý nhưng lại không biết làm bất cứ điều gì".

Sau khi chửi thề tất cả các chuyên gia dạn dày kinh nghiệm quản lý, Jobs nói ông cần một phẩm chất khác: niềm đam mê. "Chúng tôi muốn những người điên cuồng với những gì họ đang làm, không nhất thiết phải là những nhà quản lý chuyên nghiệp", ông giải thích.

Jobs không quan tâm đến việc hồ sơ của một ai đó được đánh báo như thế nào hoặc trước đây họ đã từng làm ở đâu. Ông muốn họ phải là những người giải quyết vấn đề bằng niềm đam mê.

Để thay thế những cán bộ quản lý bên ngoài bị ông sa thải, Jobs đã đưa về Apple Debi Coleman - một người từng trải qua rất nhiều bộ phận khác nhau trước đó. Một cô gái 32 tuổi chỉ có bằng đại học ngôn ngữ Anh.

Trái ngược với dự đoán của nhiều người, Coleman trụ lại được ở công ty sau thời gian thử thách. Sau một thời gian làm việc với vai trò là giám đốc sản xuất, Coleman tiếp tục trở thành CFO của Apple vào năm 35 tuổi.

Người sáng lập Apple cho rằng những nhân viên tuyệt vời không cần phải có người quản lý. Nếu họ là những người thông minh, có đủ năng lực làm việc và đam mê với công việc, họ có thể tự quản lý mình. Nhưng họ cần hiểu trọn vẹn tầm nhìn của công ty.

Đó mới chính là nơi vai trò người quản lý phát huy tác dụng. Thay vì chỉ đạo nhân viên phải làm thế nào để thực hiện công việc của mình, Jobs tin rằng các nhà lãnh đạo nên tập trung vào việc thể hiện rõ tầm nhìn chung của công ty để mọi người có thể làm việc hướng tới mục tiêu chung.

 

Andy Hertzfeld - một trong số những kỹ sư phần mềm đầu tiên của Apple kể lại cách mà nhóm của anh tuyển dụng nhân viên mới. Trước tiên mọi người sẽ cho các ứng viên xem các bản mẫu máy tính Macintosh. Sau đó họ sẽ quan sát. Nếu ứng viên nào không có nhiều phản ứng, người đó khả năng cao sẽ bị loại. "Chúng tôi muốn nhìn thấy những đôi mắt sáng lên và thực sự hào hứng. Họ chính là một trong số những người chúng tôi sau này", Hertzfeld nói.

 

theo Trí Thức Trẻ