clock

CUỘC SỐNG

13:43 15-12-2022

Tiền thưởng Tết có phải chịu thuế thu nhập cá nhân, đóng bảo hiểm xã hội không?

Thưởng Tết cho người lao động được dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu suất làm việc của người lao động. Nhưng việc thưởng Tết có bắt buộc hay không, tiền thưởng Tết có phải đóng thuế TNCN và BHXH không?

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa cả nước sẽ bước vào kỷ nghỉ Tết Nguyên đán 2023. Vào thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã trình phương án thưởng Tết lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương.

Mặc dù được dự báo mức thưởng Tết năm nay có thể sẽ giảm từ 15-20%, số người nhận thưởng cao đến trăm triệu sẽ không có nhiều, còn lại phần lớn, mức thưởng Tết tương đương từ 1-2 tháng lương.

Tuy nhiên đối với người lao động đây là một khoản thu nhập không hề nhỏ trong bối cảnh năm 2022 được đánh giá có nhiều biến động việc làm.

Thưởng Tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân và BHXH?

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả tiền thưởng, trừ 4 trường hợp:

- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng.

- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, tiền thưởng Tết vẫn phải nộp thuế TNCN nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công đến mức phải nộp thuế.

Trong khi đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH)

Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm: các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca…

Như vậy, tiền thưởng Tết của người lao động làm việc tại doanh nghiệp không làm căn cứ để tính đóng BHXH.

Tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết như thế nào?

Trường hợp người lao động không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì tổ chức, cá nhân trả tiền lương, thưởng Tết và các khoản thu nhập khác cho người lao động từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì khấu trừ tại nguồn 10% trước khi trả thu nhập.

Trường hợp người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên:

Người sử dụng lao động thưởng Tết/lương tháng 13 vào tháng nào (tháng dương lịch) thì cộng khoản thưởng/lương tháng 13 vào lương của người lao động nhận được trong tháng đó rồi tính thu nhập chịu thuế, cụ thể:

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương được tính theo công thức sau:

 

(1) Thuế TNCN phải nộp

 

 

=

 

 

Thu nhập tính thuế

 

 

x

 

 

Thuế suất

 

Trong đó:

 

(2) Thu nhập tính thuế

 

 

=

 

 

Thu nhập chịu thuế

 

 

-

 

 

Các khoản giảm trừ

 

Thu nhập chịu thuế xác định như sau:

 

(3) Thu nhập chịu thuế

 

 

=

 

 

Tổng thu nhập

 

 

-

 

 

Các khoản được miễn

 

Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện tuần tự theo các bước sau đây:

Bước 1. Tính tổng thu nhập

Bước 2. Tính các khoản được miễn

Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)

Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ

Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).

Sau khi tính xong bước 6 sẽ áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần để tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

 

Bậc thuế

 

 

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

 

 

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

 

 

Thuế suất (%)

 

 

1

 

 

Đến 60

 

 

Đến 5

 

 

5

 

 

2

 

 

Trên 60 đến 120

 

 

Trên 5 đến 10

 

 

10

 

 

3

 

 

Trên 120 đến 216

 

 

Trên 10 đến 18

 

 

15

 

 

4

 

 

Trên 216 đến 384

 

 

Trên 18 đến 32

 

 

20

 

 

5

 

 

Trên 384 đến 624

 

 

Trên 32 đến 52

 

 

25

 

 

6

 

 

Trên 624 đến 960

 

 

Trên 52 đến 80

 

 

30

 

 

7

 

 

Trên 960

 

 

Trên 80

 

 

35

 

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập.

Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Để thuận tiện cho việc tính thuế, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn như sau:

 

Bậc

 

 

Thu nhập tính thuế/tháng

 

 

Thuế suất

 

 

Tính số thuế phải nộp

 

 

Cách 1

 

 

Cách 2

 

 

1

 

 

Đến 5 triệu đồng (trđ)

 

 

5%

 

 

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

 

 

5% TNTT

 

 

2

 

 

Trên 5 trđ đến 10 trđ

 

 

10%

 

 

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

 

 

10% TNTT - 0,25 trđ

 

 

3

 

 

Trên 10 trđ đến 18 trđ

 

 

15%

 

 

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

 

 

15% TNTT - 0,75 trđ

 

 

4

 

 

Trên 18 trđ đến 32 trđ

 

 

20%

 

 

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

 

 

20% TNTT - 1,65 trđ

 

 

5

 

 

Trên 32 trđ đến 52 trđ

 

 

25%

 

 

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

 

 

25% TNTT - 3,25 trđ

 

 

6

 

 

Trên 52 trđ đến 80 trđ

 

 

30%

 

 

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

 

 

30 % TNTT - 5,85 trđ

 

 

7

 

 

Trên 80 trđ

 

 

35%

 

 

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

 

 

35% TNTT - 9,85 trđ

Theo Tổ Quốc