Trong Nước
13:09 19-11-2024Từng có thời huy hoàng, nay láng giềng tăng nhập khẩu 1 sản vật của Việt Nam
So với tháng 10/2023 tăng tới 861% về lượng và tăng 1.240% về trị giá.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 224,95 nghìn tấn, trị giá 429,01 triệu USD, So với tháng 10/2023 tăng 3% về lượng và tăng 46% về trị giá. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân cao su xuất khẩu đạt 1.907 USD/tấn, tăng 41,7% so với tháng 10/2023.
Lũy kế 10 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 1,54 triệu tấn, trị giá trên 2,52 tỷ USD, giảm 4,9% về lượng, nhưng tăng 16,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân cao su xuất khẩu đạt 1.638 USD/tấn, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2023.
10 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 1,06 triệu tấn cao su, trị giá 1,7 tỷ USD, giảm 16,8% về lượng, nhưng tăng 1,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong tháng 10, Việt Nam xuất sang Malaysia 7,26 nghìn tấn cao su, trị giá 11,47 triệu USD , tăng 22,2% về lượng và tăng 47,8% về trị giá so với tháng 9/2024. So với tháng 10/2023 tăng tới 861% về lượng và tăng 1.240% về trị giá. Đây cũng là tháng ghi nhận mức sản lượng và kim ngạch cao nhất từ đầu năm đến nay.
Tính từ đầu năm, Malaysia chi 35,17 triệu USD để nhập khẩu 24,8 nghìn tấn cao su từ Việt Nam, tăng 349% về lượng và tăng 405% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Điều này giúp Malaysia đứng thứ 2 về lượng và đứng thứ 3 về kim ngạch trong các thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), hiện Việt Nam có diện tích trồng cây cao su khoảng 930.000 ha với sản lượng mủ đạt 1,3 triệu tấn/năm. Mặc dù sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm nay giảm đáng kể, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhờ giá xuất khẩu thời gian qua luôn ở mức cao. Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu cao su nước ta năm 2024 dự báo đạt 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Từ đầu tháng 11/2024 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á tăng nhẹ so với cuối tháng trước, thị trường được hỗ trợ bởi triển vọng kinh tế tại Trung Quốc lạc quan và dự đoán mức thuế quan từ chính quyền Tổng thống mới trúng cử của Hoa Kỳ đã thúc đẩy đà tăng.
Ngành cao su Malaysia "chỉ còn là cái bóng mờ nhạt"
Ông Ahmad Ibrahim, nghiên cứu viên cộng tác tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Ungku Aziz - Đại học Malaya (Universiti Malaya, Malaysia) cho biết trong một bài viết đăng trên tờ The Malaysian Insight mới đây rằng ngành cao su thiên nhiên Malaysia phải thay đổi mô hình kinh doanh.
Cụ thể, ông viết: “Cao su thiên nhiên Malaysia từng là trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia. Nhưng giờ thì không còn nữa. Sản lượng của chúng ta đã giảm từ vị trí số 1 thế giới xuống vị trí thứ 9. Tôi đã gia nhập Viện Nghiên cứu Cao su Malaysia, RRIM, vào năm 1973 khi ngành cao su thiên nhiên của chúng ta thực sự thống trị thế giới. Các hội nghị về cao su thiên nhiên mà chúng ta tổ chức đã thu hút tất cả những tên tuổi lớn trong ngành cao su thế giới. Bất kỳ tuyên bố nào của các nhà lãnh đạo cao su của chúng ta đều được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới coi trọng như những định hướng chính sách tiềm năng. RRIM đã hưởng được vị thế mà một quốc gia đang phát triển nhỏ hiếm khi có được”.
Tin liên quan
- Chân dung "ông lớn" đầu tư vào KCN rộng gần 180ha, trải dài 4 xã tại tỉnh đông dân nhất Việt Nam
- Từng được đánh giá là ‘vùng trũng’, đến nay đón loạt đại bàng Foxconn, Luxshare, Goertek...: Tỉnh miền Trung sẽ đầu tư cảng biển, sân bay, hạ tầng năng lượng
- Từng có thời huy hoàng, nay láng giềng tăng nhập khẩu 1 sản vật của Việt Nam
- Vì sao nhà máy nhiên liệu sinh học ở Quảng Ngãi chưa thể hoạt động?