Thế Giới
10:04 28-12-2024Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân, Đại sứ Nga vừa bày tỏ mong muốn gì?
Việt Nam sẽ tái khởi động nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Dự án này có tổng mức đầu tư sơ bộ dự kiến lên tới hàng tỷ USD.
Điện hạt nhân đang là lĩnh vực "hot", được nhiều quốc gia theo đuổi và đầu tư lớn. Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc khi chuẩn bị tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kỳ họp 8. Trong đó, đồng ý về việc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ được giao bố trí về nguồn lực thực hiện việc khởi động lại dự án này theo kết luận của cấp có thẩm quyền.
Với quyết định này, như vậy, sau 8 năm tạm dừng, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được khởi động lại. Trước đó, địa điểm quy hoạch xây dựng những nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 đã trải qua quá trình nghiên cứu lâu dài cũng như lựa chọn kỹ lưỡng và đáp ứng được những tiêu chí khắt khe của quốc tế để tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.
Điện hạt nhân thường có quy mô lớn và phát thải ít CO2 hơn so với than đá tới 70 lần, khí đốt 40 lần và điện mặt trời 4 lần. Ngoài ra, điện hạt nhân còn ít phát thải Co2 hơn thủy điện 2 lần và bằng với điện gió.
Nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cũng như đạt mục tiêu về giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050, nhiều nước trên thế giới hiện nay như Trung Quốc, Nga… đang đẩy mạnh phát triển về điện hạt nhân.
Liên quan đến tổng mức đầu tư của dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 diễn ra chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc xác định tổng mức đầu tư phụ thuộc nhiều yếu tố và con số báo cáo sơ bộ dự kiến là hàng tỷ USD; mức đầu tư cũng còn tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu công nghệ…
Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong phát triển điện hạt nhân
Theo báo cáo tóm tắt kinh nghiệm quốc tế và phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam của Viện Năng lượng (thuộc Bộ Công Thương), việc khởi đầu chương trình phát triển điện hạt nhân của mỗi quốc gia lại có những cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể, một số nước xuất phát từ tiềm lực sẵn có của công nghệ hạt nhân; một số khác xuất phát từ bài toán gắn phát triển điện hạt nhân với mục đích lưỡng dụng; vào nhóm còn lại là phát triển điện hạt nhân để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu.
Theo báo cáo này, Việt Nam nằm trong nhóm thứ ba, tức là lấy việc phát triển điện hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong phát triển dài hạn đảm bảo an ninh cung cấp năng lượng, đồng thời để phù hợp xu thế chung chuyển dịch năng lượng xanh và sạch hơn.
Trên thực tế, năng lượng hạt nhân có thể giúp ngành năng lượng thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch nhanh và an toàn hơn. Việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trở thành ưu tiên hàng đầu về an ninh năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu như hiện nay.
Mặt khác, trong Kịch bản Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng hạt nhân đóng một vai trò quan trọng trong lộ trình toàn cầu nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Cụ thể, điện hạt nhân tăng gấp đôi từ 413 GW (đầu năm 2022) lên tới 812 GW (năm 2050). Ngoài ra, công suất điện hạt nhân cũng tăng lên 27 GW/năm vào những năm 2030.
Minh Hằng
Tin liên quan
- Bán 133 tỷ USD cổ phiếu, huyền thoại Warren Buffett sắp bước sang năm 2025 với ‘núi’ tiền mặt lớn nhất 3 thập kỷ: Ông đang chờ đợi điều gì?
- Việt Nam tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân, Đại sứ Nga vừa bày tỏ mong muốn gì?
- Láng giềng Việt nam có “nguồn báu vật” lớn gấp 3 lần Mỹ, 6 lần Nga, vừa chốt dự án 137 tỷ USD lớn nhất thời đại tạo tiếp báu vật, khẳng định nắm công nghệ số 1
- Bỏ rơi dầu Nga, quốc gia chủ chốt của BRICS bất ngờ tuyên bố quốc gã nhà giàu mới nổi này mới là chân ái mới để mua dầu