clock

Trong Nước

15:59 25-10-2024

Vòng đời hạt cà phê, thắc mắc của người nông dân và lý do theo đuổi nông nghiệp tái sinh

Sau chuyến tham quan nhà máy Nestlé Trị An, chị Mai Thị Nhung, nông dân trồng cà phê ở Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk Lắk đã giải đáp được thắc mắc của mình.

Đó là câu hỏi: Sau khi trải qua quá trình sản xuất, những phụ phẩm sẽ từ nhà máy đi đâu?

Thắc mắc của người nông dân

Từng chứng kiến nước thải từ các khu công nghiệp không được xử lý tốt, gây ảnh hưởng đến môi trường, chị Nhung hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý chất thải của một nhà máy chế biến cà phê.

 "Trước khi đến đây, tôi luôn băn khoăn rằng nước thải hoặc rác thải từ quy trình chế biến cà phê được xử lý thế nào", chị Nhung nói.

Trong chuyến tham quan nhà máy Nestlé Trị An dành cho 50 nông dân xuất sắc nhất của chương trình NESCAFÉ Plan, lần đầu tiên chị Nhung được chứng kiến quy trình và sờ tận tay những viên gạch được làm từ phụ phẩm của quá trình sản xuất cà phê. Ngay cả nước thải cũng được xử lý để giảm thiểu tối đa tác hại cho môi trường.

Môi trường xung quanh nhà máy đều rất sạch sẽ, chị Nhung cho biết chị luôn kể về ấn tượng đặc biệt này trong chuyến thăm đến nhà máy Nestlé Trị An với các thành viên trong nhóm mà chị làm tổ trưởng, nhiều ngày sau chuyến đi đặc biệt đầu tháng 9 năm nay.

"Quan sát nơi xử lý nước thải và chứng kiến chất thải trở thành những viên gạch không nung hay phân bón vi sinh là điều tôi cảm thấy rất tâm đắc", chị Nhung chia sẻ.

Không để bất kỳ chất thải nào bị chôn lấp hay thải ra môi trường, ngay cả phụ phẩm cũng có thể tận dụng được cũng là điều mà bác Lý Thông Hạ (Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng), cũng là một trong 50 nông dân trồng cà phê xuất sắc tham gia chuyến tham quan nhà máy Nestlé Trị An, tâm đắc.

"Điều này cho thấy công ty luông quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, không tạo ra tác động tiêu cực cho môi trường", bác Hạ nói.

 
Bác Lý Thông Hạ rất ấn tượng với quy trình xử lý chất thải tại nhà máy Nestlé Trị An

Đây chỉ là một trong những giải pháp mà Nestlé Trị An áp dụng trong nhiều năm nay nhằm giảm phát thải trong hoạt động sản xuất, từ hạt cà phê đến viên gạch không nung, vừa tạo giá trị gia tăng cho hạt cà phê Việt, vừa không gây ra tác hại tiêu cực đến môi trường.

Vì sao Nestlé lựa chọn nông nghiệp tái sinh?

Tập đoàn Nestlé đặt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050. Theo lộ trình Nestlé đưa ra, tập đoàn sẽ giảm 20% phát thải vào năm 2025, 50% vào năm 2030, và hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Do lượng phát thải từ hoạt động sử dụng đất và canh tác nông nghiệp chiếm tới ⅔ tổng lượng phát thải, tập đoàn Nestlé đã coi việc thúc đẩy chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh là một trong những lĩnh vực ưu tiên chính để giảm tác động tới môi trường cũng như hiện thực hóa cam kết Net Zero.

Nông nghiệp tái sinh là một tập hợp các phương thức canh tác hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng và độ màu mỡ của đất, bảo vệ nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học trong đất, khôi phục trạng thái cân bằng của hệ sinh thái, hướng tới sự phát triển bền vững của ngành cà phê, phát thải thấp và ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như sự thịnh vượng của cộng đồng trồng cà phê.

Xác định người nông dân là nhân tố quyết định các hành động về ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững bởi chính họ là những người trực tiếp canh tác, Nestlé Việt Nam đã có sáng kiến lồng ghép các yêu cầu, tiêu chuẩn của phát triển nông nghiệp tái sinh trong khuôn khổ Chương trình NESCAFÉ Plan để người nông dân hiểu sâu hơn, rõ nét hơn về nông nghiệp tái sinh và lợi ích của phương pháp canh tác này, tự đó thực hành trên chính vườn cà phê của mình.

Thông qua NESCAFÉ Plan, người nông dân được cung cấp các kiến thức canh tác để gìn giữ sức khỏe và độ màu của đất, bảo vệ nguyên vẹn đa dạng sinh học của khu vực.

Anh Nguyễn Tiến Dũng, nông dân trồng cà phê ở Pleiku, Tây Nguyên chia sẻ, sau khi tham gia NESCAFÉ Plan, anh đã học được các biện pháp canh tác sạch, giảm lượng nước tưới tiêu, giảm phân bón hóa học. Các biện pháp này không chỉ giúp anh giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và từ đó tăng thu nhập mà còn giúp giảm thiểu tác hại đến đất đai.

 
Anh Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý giá về canh tác theo nông nghiệp tái sinh.

Tại nơi anh Dũng sinh sống, có rất nhiều phụ phẩm từ nông nghiệp như vỏ trấu, vỏ mì, vỏ bắp… nhưng nông dân không biết cách để tận dụng. Từ khi tham gia NESCAFÉ Plan, anh đã biết cách ủ các phế phẩm từ nông nghiệp đã trở thành nguồn phân bón hữu cơ thay thế phân bón hóa học.

Giảm được ít nhất 20% phân hóa học. anh không chỉ giảm được chi phí đầu vào mà còn giảm thiểu việc sử dụng chất hóa học vào đất, bảo vệ môi trường.

Theo đuổi nông nghiệp tái sinh không chỉ có ý nghĩa trong việc giúp người nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất mà còn đóng góp cho đất đai, môi trường Việt Nam, nơi Nestlé đã gắn bó trong gần 20 năm qua và cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng người nông dân Việt Nam, thông qua các khoản đầu tư ấn tượng.

Hành trình của hạt cà phê tại nhà máy Nestlé Trị An, với điểm khởi đầu là từ các nông trại canh tác theo phương pháp nông nghiệp tái sinh với sự tận tâm ươm trồng, thu hái của người nông dân, qua các công đoạn sản xuất hiện đại, được gia tăng giá trị, trở thành những sản phẩm chất lượng xuất khẩu ra thế giới. Tại nhà máy này, hạt cà phê đi hết một vòng tuần hoàn, không tạo ra bất kỳ chất thải nào ra môi trường

"Nhà máy Nestlé Trị An luôn tự hào vì sản phẩm mình tạo ra không chỉ giúp khách hàng thưởng thức được những sản phẩm chất lượng từ hạt cà phê và cũng đem lại đời sống tốt hơn cho người nông dân", ông Trương Hoàng Phương, Giám đốc nhà máy Nestlé Trị An nói.

Tại Nestlé Trị An, 100% bã cà phê sau sản xuất được nhà máy tái sử dụng làm nguyên liệu sinh khối, góp phần giúp giảm hơn 30% tổng phát thải CO2 trong quá trình chế biến cà phê hằng năm. Nước thải trong quá trình sản xuất cà phê cũng được xử lý, tái chế và tái sử dụng cho các hoạt động vệ sinh nhà xưởng, cấp nước lò hơi, giúp nhà máy tiết kiệm trung bình hơn 130.00 m3 nước mỗi năm.

 

Ánh Dương