clock

Doanh Nghiệp

17:55 11-11-2016

Xu hướng mua lại doanh nghiệp sắp “chết” lên ngôi

Hội nhập sâu rộng, cạnh tranh gay gắt đang khiến số lượng các doanh nghiệp có nguy cơ rời khỏi thị trường ngày càng nhiều. Đây được cho là cơ hội để những doanh nghiệp muốn mở rộng, phát triển kinh doanh có thể nhanh chóng thu mua lại các doanh nghiệp này với giá phải chăng, thậm chí rẻ.

Năm 2015, tổng giá trị các thương vụ M&A của Việt Nam đạt mốc 5,2 tỉ. Trong khi đó, 7 tháng đầu của 2016, giá trị các thương vụ M&A ước tính đã vượt mốc 3 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, “mốt” mua lại các DN sắp phá sản đang ngày càng tăng cao. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho DN như giảm bớt nhiều chi phí, thời gian về việc xây dựng quy chuẩn hệ thống, tìm kiếm mặt bằng, tạo dựng thị trường, tuyển dụng lao động,… Sau khi mua lại, các nhà đầu tư có thể lên kế hoạch tái cấu trúc DN bằng những chiến lược và kế hoạch thích hợp. Việc bỏ vốn và đưa công nghệ mới hoặc thay đổi phương pháp quản lý để vực dậy và phát triển doanh nghiệp bị mua lại theo “bản sắc” của nhà đầu tư. Thậm chí, có những nhà đầu tư mua doanh nghiệp sắp phá sản không phải để thực hiện phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh mà để bán lại cho nhà đầu tư khác. Ông Trần Trọng Hiếu – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị IDJ Financial chia sẻ quan điểm về vấn đề này: “Đây chính là cơ hội cho những nhà đầu tư khác muốn tham gia vào cuộc chơi thị trường. Bắt đầu một kế hoạch kinh doanh bằng việc mua lại công ty khác trở nên khá phổ biến ở các nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng muốn bắt đầu bằng việc này vì đỡ vất vả hơn với một dự án mới hoàn toàn”.

Thế nhưng, việc mua lại các Doanh nghiệp này có nhiều rủi ro tiềm ẩn, nếu không cẩn thận sẽ bị khủng hoảng trong việc quản trị, việc gây dựng lại uy tín cũng như thương hiệu tốn khá nhiều chi phí và khó có thể làm khách hàng tin tưởng. Tưởng rằng, việc mua lại những Doanh nghiệp này “một vốn bốn lời” nhưng những nguy hiểm rình rập là điều khiến nhiều chủ đầu tư e ngại. Chính vì vậy, mà chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1 được tài trợ bởi nhãn hàng OTIV đã cho lên sóng chủ đề: “Mua bán sáp nhập – Đi tìm phương thức” vào ngày 13/11/2016 sắp tới, để các Doanh nhân bàn bạc, tìm ra lối đi cho DN.

Chị Lưu Vân Trang - Giám đốc Công ty Cổ phần Karta và các Doanh nhân trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1

Theo đó, chương trình đề cập đến vấn đề của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm sạch ra đời cách đây khoảng gần 5 năm. Trong xu thế hội nhập, doanh nghiệp nhận thấy càng ngày sự cạnh tranh trên thị trường càng khốc liệt hơn. Các đối thủ ra đời sau nhưng lại có tiềm lực lớn, có sự am hiểu thị trường, có các bước đi bài bản nên quyết liệt hơn. Nếu doanh nghiệp không có các bước đi đột phá hơn nữa để phát triển kinh doanh và nâng cao khả năng thì nguy cơ thua cuộc rất lớn. Trước tình hình đó, CEO và các cổ đông đã bàn bạc và đồng ý sẽ kêu gọi các đối tác hợp tác theo hình thức mua bán và sáp nhập để tiếp tục phát triển và mở rộng kinh doanh trong bối cảnh vị thế của doanh nghiệp đang tốt. Theo đó, CEO cho rằng: “Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch theo kiểu cá nhân hoặc hộ gia đình, công ty nên tập trung mua lại những tài sản xấu, những công ty đang kinh doanh không tốt với giá rẻ để đưa vào hệ thống theo mô hình chuỗi thực phẩm sạch khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”. Làm được như vậy doanh nghiệp vừa bảo đảm được chất lượng sản phẩm, có hệ thống cửa hàng của mình rộng khắp”. Tuy nhiên, các cổ đông lại cho rằng: “Tốt nhất nên đàm phán với các cửa hàng này để tiến hành một mô hình kinh doanh các sản phẩm của công ty dưới một thương hiệu và chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm đồng nhất (tương tự như  franchise). Với mô hình này, công ty sẽ tập trung phát triển thương hiệu và đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm có chất lượng. Còn các cửa hàng kinh doanh dưới hình thức cam kết về giá cả và dịch vụ bán hàng”. Đồng ý với quan điểm của CEO bạn Phạm Phương Chi: “Thực phẩm sạch đang là nhu cầu của tất cả người tiêu dùng, việc gây dựng chuỗi hệ thống đã mất uy tín từ trước bằng thương hiệu khác là điều dễ dàng. Khi doanh nghiệp chấp nhận bỏ chi phí đầu tư về quản lý, truyền thông, sản phẩm,...”. Ngược lại, bạn Nguyễn Duy Trường đồng ý với quan điểm của cổ đông: “Mua bán sáp nhập thường là mua lại những doanh nghiệp, hệ thống có nguy cơ bị đào thải để giảm chi phí. Thế nhưng việc vực lại uy tín lại rất khó khăn, DN thu mua phải cực kì mạnh mới có thể lấn át và vực dậy được”. Những ý kiến đa chiều này luôn làm cho Fanpage tạo được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng xã hội.

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ: chiakhoathanhcong@hoanggia.com.vn hoặc số điện thoại : 04.22670444.

 

Việt Chinh