clock

Giáo Dục

07:14 12-10-2015

“Giáo viên Renseikai xem mỗi buổi dạy như một show diễn”

Cuộc trò chuyện với 6 nhà quản lý người Việt của Rensei Education Center - một trung tâm đào tạo kiểu Nhật tại Việt Nam - từng được đào tạo tại trụ sở chính của tập đoàn giáo dục Rensei (Renseikai Group) của Nhật Bản, đã phản ánh phần nào sự khác biệt của giáo dục Việt Nam và Nhật Bản, cũng như cảm nhận của họ về phương pháp của Renseikai.

Lao Xuân Mai, một trong 6 nhà quản lý người Việt tại Rensei Education Center.

Đối với giáo viên Nhật Bản, hệ thống đào tạo và thực hành có điều gì khác so với Việt Nam?

Lao Xuân Mai:

Trường Nhật cũng luôn đặt công việc đào tạo cho các giáo viên lên hàng đầu. Cụ thể là các chương trình đào tạo trong nước và ngoài nước giúp giáo viên nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như những khoá học giúp nâng cao kỹ năng giảng dạy với các giáo sư của các trường danh tiếng.
Ngoài ra, với những giáo viên mới ra trường sẽ luôn được các thầy cô tiền bối đi trước truyền đạt lại những kinh nghiệm thực tế.
Giáo viên Nhật Bản và giáo viên Việt Nam có nhận thức hay tư duy về giáo dục khác nhau không?

Lê Thị Thương:

Giữa giáo viên Nhật Bản và giáo viên Việt Nam có vài sự khác nhau trong nhận thức, tư duy.
Giáo viên Nhật Bản: ngoài truyền đạt tri thức họ còn coi trọng việc cung cấp cho học sinh những kỹ năng phù hợp với cuộc sống thực tế, định hướng học sinh phát triển nhân cách phù hợp với đạo đức xã hội, và để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức.
Giáo viên Việt Nam: chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức, coi giáo viên là trung tâm nên vẫn để học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Nhìn vào lớp học của Renseikai Group tại Nhật Bản, bạn học hỏi được những điều gì?

Nguyễn Ngọc Châu:

Giáo viên Renseikai xem mỗi buổi dạy như một show diễn, vì thế, mọi người dành rất nhiều thời gian để luyện tập cho tiết dạy sao cho dễ hiểu và sáng tạo nhất. 
Tâm huyết, sự quan tâm và chất lượng giảng dạy là những thứ làm cho học sinh luôn gắn bó với Renseikai.
 Theo bạn, điều gì là cần thiết quan trọng nhất trong việc đào tạo giáo viên tại Việt Nam?

Nguyễn Phúc Đức:

Theo tôi, điều cần thiết quan trọng nhất trong việc đào tạo giáo viên tại Việt Nam hiện nay đó là đào tạo một giáo viên sáng tạo. Vì mỗi giáo viên mới ra trường đều đã được trang bị một kiến thức chuyên môn vững vàng và một hệ thống phương pháp giáo dục từ cổ điển đến hiện đại. 
Nhưng việc áp dụng phương pháp nào cho đối tượng học sinh và buổi học như thế nào cho hiệu quả thì cần có sự sáng tạo của từng giáo viên. Thực tế, mỗi học sinh có một cá tính, mỗi buổi học là một môi trường mới nên giáo viên không thể áp dụng rập khuôn một phương pháp nhất định nào được.
Sau khi mở Rensei Education Center tại Việt Nam, các bạn nhận được nhận xét đánh giá như thế nào từ phụ huynh và các em học sinh?

Nguyễn Ngọc Nam Phương:

Qua các hội thảo, các chương trình học thử linh động, bước đầu Rensei cũng đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía quý vị phụ huynh.
Và nhất là những biểu cảm hào hứng, tự giác học tập của các em học sinh là câu trả lời chính xác nhất về hiệu quả của phương pháp giảng dạy “Chơi để học”. 
Ông nghĩ rằng trong tương lai, phương pháp giáo dục của Rensei Education Center có ích thế nào đối với Việt Nam?

Lê Văn Hùng:

Trái với phương pháp giáo dục “nhồi nhét” để đối phó với các kì thi, Rensei sẽ trang bị cho học viên nền tảng kiến thức cơ bản, tư duy nhạy bén và kỹ năng giải quyết vấn đề. 
Rensei cũng hướng đến giáo dục nhân cách cho học viên như tính kỉ luật, ý thức cộng đồng và tinh thần cống hiến cho xã hội. 
Vì thế, Rensei hy vọng có thể thay đổi quan điểm giáo dục “chú trọng điểm số” và đào tạo ra được nhiều công dân có đủ “tài và đức” cho Việt Nam.

 

Hải Yến/ VnEconomy