clock

Thế Giới

10:50 02-11-2024

Sau BRICS, một liên minh mới nổi khác cũng đang xúc tiến phi đô la hóa

Phi đô la hóa đang ngày thu hút được sự quan tâm rộng rãi trên toàn cầu.

Trong những năm gần đây, chủ đề phi đô la hóa đã đạt được động lực trong các liên minh toàn cầu. Theo sau các nước BRICS, các nhóm mới đang tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho đô la Mỹ trong thương mại quốc tế. Sự thay đổi này phản ánh mong muốn về độc lập kinh tế và hệ thống tiền tệ toàn cầu đa dạng hơn.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là một trong những nhóm mới nổi đi đầu trong nỗ lực này. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 gồm các quốc gia thành viên là Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.

Các quốc gia thành viên bày tỏ ý định tăng cường sử dụng nội tệ trong thương mại, giảm phụ thuộc vào đồng đô la.

SCO đã có những bước đi đáng kể hướng tới giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Bằng cách liên kết các thành viên vào 1 hệ thống thanh toán mới, tổ chức này muốn các giao dịch xuyên biên giới không phụ thuộc vào một loại tiền tệ duy nhất.

Tổng thư ký SCO Zhang Ming cho biết các cuộc thảo luận đang diễn ra về việc tạo ra một hệ thống thanh toán chung. Ý tưởng này vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Ngoài ra, một nhóm công tác đặc biệt với sự tham gia của đại diện các ngân hàng trung ương và bộ tài chính các quốc gia thành viên SCO cũng đã được thành lập. Công việc này đang được tiến hành tích cực, ông Zhang Minh chia sẻ.

Tại Hội nghị thượng đỉnh SCO tại Samarkand (Ấn Độ) năm 2022, một thỏa thuận quan trọng nhằm tăng cường vai trò của nội tệ trong thương mại đã được ký kết. Kế hoạch đang được tiến hành tích cực, khẳng định cam kết của SCO đối với chương trình nghị sự quan trọng này.

Những thách thức trong quá trình phi đô la hóa

Việc chuyển hướng khỏi đô la Mỹ đặt ra nhiều thách thức cho các liên minh này. Việc thiết lập các hệ thống thanh toán mới đòi hỏi cơ sở hạ tầng và phối hợp chặt chẽ. Mỗi quốc gia thành viên phải hệ thống tài chính của họ tương thích với hệ thống chung. Những rào cản kỹ thuật này đòi hỏi đầu tư và hợp tác sâu rộng.

Hơn nữa, sự tin tưởng và chấp nhận giữa các đối tác quốc tế cũng là vấn đề lớn. Để các hệ thống chung hoạt động, các quốc gia không phải là thành viên cần sẵn sàng tham gia và chấp nhận các giao dịch bằng nội tệ. Việc này đặt ra một phép thử đối với quan hệ ngoại giao và có thể vấp phải phản đối từ các quốc gia đầu tư nhiều vào hệ thống do đồng đô la thống trị.

Bất chấp những thách thức này, lợi ích của hệ thống thanh toán chung là rất lớn. Bằng cách giảm phụ thuộc vào đồng bạc xanh, các quốc gia có thể kiểm soát tốt hơn các chính sách kinh tế và tiền tệ của mình.

Ý nghĩa đối với thương mại toàn cầu

Sự chuyển hướng khỏi đồng đô la Mỹ có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thương mại toàn cầu. Khi nhiều quốc gia áp dụng các loại tiền tệ thay thế, tỷ trọng của đồng bạc xanh trong các giao dịch quốc tế có thể giảm đi. Sự thay đổi này có thể báo hiệu một kỷ nguyên đa cực kinh tế, nơi không có loại tiền tệ nào có sức ảnh hưởng áp đảo.

Đối với các doanh nghiệp, điều này có thể khiến môi trường giao dịch phức tạp hơn. Tuy nhiên, nó cũng mang lại cơ hội cho doanh nghiệp ở các nước có nội tệ mạnh. Điều này có lợi cho họ khi giao thương không bị áp lực tỷ giá hối đoái.

Mặc dù những thay đổi như vậy có vẻ đầy thách thức nhưng cũng hứa hẹn một sự tái cân bằng sức mạnh kinh tế toàn cầu. Các quốc gia trước đây bị gạt ra ngoài lề có thể có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế.

 

Y Vân