clock

Văn Hóa

01:26 21-09-2020

Triết lý ngược đời của người thợ Hà thành 40 năm làm khuôn bánh Trung thu

“Nhà nào cũ kỹ, sập xệ nhất phố, đấy là nhà tôi”, ông Phạm Văn Quang (57 tuổi), chủ cửa hàng khuôn gỗ thủ công ngắn gọn giới thiệu về nơi gắn liền hơn 40 năm tên tuổi của mình với nghề đúc khuôn bánh Trung thu tại phố Hàng Quạt (Hà Nội). Ông Quang là người thợ cuối cùng còn giữ nghề truyền thống này ở đất Hà thành.

Cửa hàng của ông Quang vỏn vẹn 10m2, cũ kỹ, lọt thỏm trên con phố đắt đỏ trung tâm Thủ đô, bảng hiểu ngắn gọn 4 chữ "Khuôn, bánh, xôi, oản", vừa đủ để người qua lại biết ở đây bán gì. Cửa ra vào, tường nhà, hay lủng lẳng treo dưới biển hiệu, tất cả mọi ngóc ngách nơi này đều được tận dụng để trưng bày sản phẩm.

Triết lý ‘ngược đời’ của người thợ Hà thành 40 năm làm khuôn bánh Trung thu - Ảnh 1.

Mọi ngóc ngách trong nhà đều được tận dụng trưng bày khuôn

Từ chỗ cả phố Hàng Quạt san sát nhau những cửa hiệu đồ mộc, đúc khuôn, thấm thoát 40 năm, chỉ còn ông Quang là người thợ duy nhất vẫn làm khuôn và sống được với nghề.

Triết lý ‘ngược đời’ của người thợ Hà thành 40 năm làm khuôn bánh Trung thu - Ảnh 2.

Ông Quang đùa vui rằng, việc chính của mình bây giờ là trò chuyện với khách hàng.

"Ở đây không có cái giá chung nào cả, cũng không hẹn khách ngày giao hàng, quảng cáo, hay danh thiếp thì càng không. Đúc khuôn cũng như làm nghệ thuật, có thể ý tưởng bất chợt sáng lên, nhưng cũng khi, nghĩ vài ngày không ra. Vì thế, khách đặt hàng chỉ cần để lại số điện thoại, khi nào xong tôi sẽ báo, tuỳ độ phức tạp của mẫu mới tính được giá trị", ông Quang cho hay.

Triết lý ‘ngược đời’ của người thợ Hà thành 40 năm làm khuôn bánh Trung thu - Ảnh 3.

Triết lý làm nghề 40 năm ông Quang đúc kết: “Khách của tôi thực ra chính là người ăn bánh”

Mọi khâu đúc thô sẽ được các thợ phụ hoàn thiện ở xưởng (ngoại thành Hà Nội), sau đó, chuyển đến cửa hàng để ông Quang hoàn chỉnh sản phẩm. Ông Quang đùa vui rằng, việc chính của mình bây giờ là trò chuyện với khách hàng. Nghe thì đơn giản, nhưng với người thợ lão luyện ấy, để bắt chắp nối từng mẩu chuyện, đúc thành chiếc khuôn thì chưa bao giờ là dễ dàng.

Mỗi khách hàng đến với cửa hàng ông Quang lại đem đến một câu chuyện, yêu cầu khác nhau. “Cũng tới làm khuôn, nhưng người thì muốn đúc chữ thanh xuân để lưu giữ kỉ niệm, người khác lại muốn khắc hoạ 36 phố phường để gửi đi nước ngoài làm quà tặng Việt kiều xa quê. Các công ty, doanh nghiệp thì cần đóng logo, biểu tượng trên bánh để tặng khách hàng”, ông Quang nhớ lại từng vị khách.

Sản phẩm của ông Quang đã chu du đi nhiều nơi trên thế giới, được các đại sứ quán, tổ chức quốc tế đặt làm mỗi dịp đặt biệt. Mới đây, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink đã ghé thăm cửa hàng của ông, đặt khuôn bánh để dùng vào dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt - Mỹ. Ngoài ra, ông Quang đã từng đúc khuôn theo biểu tượng núi Phú Sỹ của Đại sứ quán Nhật Bản, hay hình tượng con hổ từ yêu cầu của Văn phòng Văn hoá và Kinh tế Đài Bắc (Trung Quốc).

Lựa ý khách ăn bánh để đúc khuôn

40 năm qua, số lượng các nhà làm bánh, thương hiệu bánh trung thu lớn nhỏ trên thị trường sử dụng khuôn đúc của ông Quang liên tục tăng lên. Tuy nhiên, ông luôn tâm niệm rằng: .

Ông Quang giải thích: "Những thay đổi thị trường cùng nhu cầu của thực khách khiến người mua khuôn tìm tới cửa hàng tôi để đặt đúc khuôn mới, cải tiến mẫu mã. Nếu người làm bánh dùng khuôn này mà ế hàng, thì họ cũng chẳng mua tiếp. Đừng hỏi tôi năm nay có mẫu nào đắt hàng, hãy hỏi thực khách".

Triết lý ‘ngược đời’ của người thợ Hà thành 40 năm làm khuôn bánh Trung thu - Ảnh 4.

Ngoài khuôn, ông Quang còn chế tác bài vị, dấu gỗ, ... Những mẫu tâm đắc, ông lưu lại trong cuốn sổ kỷ niệm

Không giấu nghề, ông Quang thẳng thắn chia sẻ, loại gỗ thích hợp nhất cho đúc khuôn là gỗ xà cử, thứ gỗ vừa chắc lại dẻo, đảm bảo giữ được hoa văn chạm khắc, thuận tiện đóng bánh. Ông cho hay: "Dùng gỗ chắc quá như gỗ mít thì lấy ra bánh dễ bị nứt, sứt góc. Gỗ mềm quá dùng qua thời gian sẽ mòn mất hoa văn. Gỗ xà cừ dung hòa được tất cả, dễ mua, hợp lý cả giá thành và chất lượng".

Tuổi thọ cho những chiếc khuôn gỗ được ông Quang ước tính dài hơn tuổi nghề của chính o ông, chỉ cần bảo quản tránh ẩm mốc là có thể sử dụng gần như là mãi mãi. Người thợ 40 năm kinh nghiệm hướng dẫn: "Dùng xong vệ sinh sạch, để nơi khô thoáng, quấn trong giấy báo và bọc thêm một lớp nilon. Chỉ cần làm thế thì tôi đảm bảo, khuôn cứ truyền từ đời này sang đời khác vẫn dùng tốt".

Là người đời cuối giữ nghề trong gia đình, con cái đều đã trưởng thành và không ai theo nghiệp bố nhưng ông Quang không lấy đấy làm lo lắng. Vì với ông, làm cái nghề này không phải cứ muốn là được, làm mà qua loa, đại trà thì thà không làm còn hơn. Chẳng nhớ nổi số khuôn mình đã làm mỗi mùa trăng rằm, nhưng chưa một sản phẩm nào, ông Quang cho phép mình lơ là, cẩu thả.

"So với hàng công nghiệp, về số lượng, thời gian sản xuất, … chắc chắn mình thua. Phải làm ra cái khác biệt, không máy móc nào làm được. Khách chỉ cần nhìn vào khuôn là biết chất, không cần ghi tên tuổi gì trên khuôn, lời giới thiệu truyền miệng sẽ tự đưa họ tới với mình", ông Quang tâm niệm.